tin kinh te

Vì sao TPP không thể làm khó ngành xuất khẩu Trung Quốc?

(Thuong mai)

Tờ 21st Century Business Herald tại Quảng Châu nhận định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ đem lại lợi ích lớn cho Nhật Bản và chỉ ảnh hưởng nhỏ tới ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc nhờ ưu thế về giá cả.

 

Hôm 5/10, 12 quốc gia tham gia vòng đàm phán TPP gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận cuối cùng nhằm gây dựng một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới kéo dài từ Chile cho tới Nhật Bản.Các nước thành viên TPP hiện chiếm 40% GDP toàn cầu.

Theo Want China Times, TPP sẽ tạo ra một khối kinh tế mới ở khu vực Thái Bình Dương đồng thời giúp giảm hàng rào thuế quan với hàng loạt mặt hàng từ thịt bò, sản phẩm bờ sữa cho tới ngành dệt may và dữ liệu.

Thậm chí, TPP còn đặt ra những tiêu chuẩn và quy định mới về hoạt động đầu tư, môi trường và nhân lực. Sự xuất hiện của TPP sẽ làm thay đổi nhiều ngành công nghiệp và tác động tới giá cả các mặt hàng từ pho mát cho tới chi phí điều trị ung thư.

Đặc biệt, hiệp định TPP có thể tạo ra môi trường thương mại tự do giữa Mỹ và Nhật Bản, hai “ông lớn” trong TPP. Và các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc sẽ phải tìm cách cạnh tranh với Nhật Bản trên con đường tiến vào thị trường Mỹ.

Để đối phó với nguy cơ tuột mất thị trường Mỹ, theo Business Herald, Trung Quốc đang tìm cách đẩy nhanh tiến trình thiết lập hiệp định đầu tư song phương (BIT) với Mỹ.

Trong số 12 thành viên tham gia TPP, Trung Quốc hiện có mức thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ song lại phải chứng kiến thâm hụt thương mại với Nhật Bản, Australia, Malaysia và New Zealand. Và quy mô khổng lồ của thị trường Mỹ là yếu tố quan trọng nhất đối với ngành xuất khẩu của Trung Quốc. Khi TPP có hiệu lực thi hành, cuộc đua giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở thị trường Mỹ sẽ càng khốc liệt hơn.

Nhưng theo Business Herald, tác động của TPP tới hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chỉ có giới hạn bởi các nước thành viên TPP vẫn cần một thời gian dài nữa mới thống nhất được các điều khoản và đưa TPP vào vận hành.

Trong khi đó, trọng tâm xuất khẩu của Trung Quốc đã chuyển từ ngành công nghiệp dệt may sang lĩnh vực xuất khẩu. Việc tăng hay giảm giá trị xuất khẩu hiện phụ thuộc lớn vào năng lực sản xuất, chuỗi cung ứng, thiết bị hiện đại và thị trường rộng lớn Trung Quốc chứ không phải là giá sản phẩm và hàng rào thuế quan. Đây là lý do khiến thị trường xuất khẩu Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều khi TPP có hiệu lực thi hành.

Thậm chí, tờ Business Herald nhận định trên thực tế, TPP có thể tạo thêm cơ hội cho các công ty Trung Quốc với đã thông thạo các kỹ năng marketing mở rộng thị trường làm ăn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Đàm phán Hiệp định TPP thành công - Cú huých cho đàm phán RCEP

​Cơ hội từ TPP không tự đến

Gia nhập TPP: "Việt Nam đang sống những ngày quá nhiều cảm xúc"

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ