tin kinh te

Đàm phán Hiệp định TPP thành công - Cú huých cho đàm phán RCEP

(Thuong mai)

Đứng ngoài cuộc chơi của các nước tham gia TPP với một thỏa thuận vừa đạt được vào tuần trước, các nước tham gia một hiệp định tương tự là RCEP, hình thành nên một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới gồm 16 nước, đang chịu sức ép trong việc đẩy nhanh đàm phán trước lo ngại về sự cạnh tranh trong xuất khẩu.

anh minh hoa. (nguon: alochonaa.com)

Ảnh minh họa. (Nguồn: alochonaa.com)

 

Đứng ngoài cuộc chơi của các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với một thỏa thuận vừa đạt được vào tuần trước, các nước tham gia một hiệp định tương tự là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hình thành nên một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới gồm 16 nước, đang chịu sức ép trong việc đẩy nhanh đàm phán trước lo ngại về sự cạnh tranh trong xuất khẩu.

Theo một quan chức Ấn Độ, các nước thành viên sẽ chịu sức ép về đàm phán nhanh RCEP, trong khi sự ganh đua của Trung Quốc với Ấn Độ và Nhật Bản sẽ làm phức tạp quá trình đàm phán, có động lực để thúc đẩy tiến trình này.

Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, TPP sẽ đẩy nhanh tốc độ đàm phán RCEP và có thể có tác động đến việc nâng cao các tiêu chuẩn của hiệp định.

Theo giáo sư Tu Xinquan ở Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc có thể mất chỗ đứng trước các nước cạnh tranh về chế tạo như Việt Nam, bởi khi là thành viên TPP, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu hàng được miễn thuế vào Mỹ và các nước khác.

Giáo sư Tu cho rằng đây không phải là vấn đề về sự cạnh tranh giữa RCEP và TPP, mà là về sức ép do TPP gây ra, và với sức ép này có kỳ vọng đàm phán RCEP sẽ nhanh chóng về đích.

Theo ước tính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương) nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ để mất cơ hội tăng GDP thêm 2,2% nếu không tham gia TPP.

RCEP ban đầu do 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khởi xướng, nhưng Trung Quốc ngày càng cho thấy sự ủng hộ đối với hiệp định này.

Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thương mại khu vực của Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, Kim Young-gui, Trung Quốc rốt cuộc có thể muốn lái đàm phán RCEP hướng tới một thỏa thuận lớn hơn bao gồm cả TPP, thành Hiệp định Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying nói Trung Quốc hy vọng hai hiệp định sẽ bổ sung cho nhau, thúc đẩy và có lợi cho việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương.

Theo người phát ngôn Bộ Thương mại và Ngoại giao New Zealand, nước này coi TPP và RCEP như những nền tảng cho việc hướng tới tầm nhìn về một hiệp định thương mại tự do của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

16 nước tham gia đàm phán sẽ đưa ra các đề xuất về mở cửa thị trường tại cuộc họp ở Busan (Hàn Quốc) vào ngày 12/10, với mục tiêu về những nỗ lực cao nhất hướng tới việc đạt thỏa thuận vào cuối năm.

Các nhà đàm phán dự kiến sẽ chia sẻ các danh sách đề xuất về giảm thuế đối với hàng hóa và dịch vụ.

Bảy nước Australia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Việt Nam và Brunei tham gia cả TPP và RCEP.

(Theo CafeF)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Bầu Đức: 'Tôi không ngại TPP'

Giáo sư Phan Văn Trường: 'Chúng ta chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho TPP'

​Cơ hội từ TPP không tự đến

Gia nhập TPP: "Việt Nam đang sống những ngày quá nhiều cảm xúc"

Vì sao TPP không thể làm khó ngành xuất khẩu Trung Quốc?

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ