tin kinh te

“Brexit chỉ là cái cớ chốt lời chứng khoán” và không đáng lo?

VN-Index thậm chí có lúc rơi về 590 điểm với lệnh bán ở hàng loạt cổ phiếu đẩy giá trị giao dịch tăng mạnh lên trên 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc Anh rời Liên minh Châu Âu chỉ gây hậu quả lên phiên hôm nay hay còn tác động trong trung và dài hạn.

Sau kết quả sáng nay, chắc chắn Vương quốc Anh sẽ rời EU trong vòng 2 năm tới đây và thị trường chứng khoán đã có một phiên giao dịch có phần hoảng loạn khi VN-Index khi mất gần 35 điểm và tưởng như sẽ bước vào giai đoạn giảm sâu.

Tuy nhiên, đây là một phiên giao dịch phản ứng thái quá khi nhà đầu tư ngoại cũng không bán ra mạnh. Phóng viên đã liên hệ với ông Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược của Công ty chứng khoán Maritime để tìm câu trả lời.

“brexit chi la cai co chot loi chung khoan” va khong dang lo?

“Brexit chỉ là cái cớ chốt lời chứng khoán” và không đáng lo?

Theo ý kiến chuyên gia này, "phiên hôm nay chủ yếu mang tính tâm lý sau khi TTCK Việt Nam đã tăng rất tốt trong thời gian vừa qua. Do tâm lý chốt lời cũng như cảnh giác cao, nhà đầu tư bán mạnh ra trong ngắn hạn, thậm chí có phản ứng thái quá. Về trung và dài hạn, thị trường không bị ảnh hưởng bởi Brexit. Sau phiên hôm nay, vùng hỗ trợ của VN-Index sẽ đâu đó nằm ở vùng 580".

Với yếu tố tâm lý này, thị trường sẽ có tăng có giảm và khó dự báo trong ngắn hạn. Tuy nhiên, dài hạn và trung hạn có thể là khoảng thời gian yên tâm hơn, ông Khánh cho biết.

Dài hạn vẫn phải nhìn vào nền kinh tế

Mới đây, công ty chứng khoán MayBank KimEng cũng cho ra báo cáo khá chi tiết ủng hộ quan điểm này.

Thay vào đó, những yếu tố nội tại như tăng trưởng tín dụng, GDP, cân bằng ngân sách, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và những sự kiện trong nước khác mới có tác động lớn hơn đến kinh tế và TTCK. Cụ thể như số liệu vĩ mô của Qúy II/2016 sẽ được công bố vào giữa tuần này.

Dù cho có một số quan điểm cho rằng, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhưng một nhà báo nổi tiếng của tờ The Guardian là ông Andrew Rawnsley đã từng phát biểu: “chúng tôi (nước Anh) không phải là đối tác quá lớn đối với Việt Nam”.

Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỉ lục 4,65 tỉ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của VN vào khu vực EU. Điều này nên được nhìn tích cực, EU là một trong những điểm đến đòi hỏi rất khắt khe đối với những nhà xuất khẩu Việt Nam. Đat được thành tựu như vậy thật sự phải khen ngợi sự nỗ lực và cải thiện của chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp.

 

Thứ hai, quan hệ thương mại sâu hơn của Việt Nam với Anh, đánh giá bởi tỷ trọng giá trị xuất khẩu tới Anh/GDP theo như trích dẫn của một số nghiên cứu/truyền thông, chủ yếu do nền kinh tế Việt Nam có độ mở sâu rộng hơn so với các nước khác trong khu vực (chỉ sau Hong Kong và Sinagpore). Điều này đạt được chủ yếu do Việt Nam đã đạt được thành tựu nổi bật đưa giá trị xuất khẩu tăng gấp hơn 5 lần trong thập kỉ qua.

 

Do tổng giá trị cũng như thị trường xuất khẩu mở rộng và đa dạng hơn, nên xuất khẩu sang Anh, dù tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015.

 

Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2016.

Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác. Xuất khẩu của nhóm sản phẩm này phụ thuộc vào sự thành công của các dòng sản phẩm/mẫu mã mới của các nhà sản xuất như Samsung, Sony, Toshiba, Foxconn... hơn là các thỏa thuận thương mại ở mức quốc gia giữa Việt Nam với Anh như một phần của EU hay trên cơ sở độc lập.

Các mặt hàng xuất khẩu lớn tiếp theo đó là hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm gỗ nói chung về bản chất ít bị ảnh hưởng hơn.

 

Nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu vào Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng có thể được thay thế tương đối dễ dàng nếu bất cứ điều gì xảy ra đối với các nguồn cung cấp.

Theo MBKE, ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam nếu Anh rời khỏi EU chính là triển vọng Hiệp định thương mại FTA giữa EU và Việt Nam. Hiệp định thương mại này, với rất nhiều thỏa thuận phức tạp, đã được ký kết vào tháng 12/2015 với toàn bộ văn kiện được công bố rộng rãi từ đầu tháng 1 năm nay. Tuy nhiên do hiệp định này chưa được phê chuẩn bởi Nghị viện Châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU [không có nước Anh].

Trong cả hai trường hợp, vấn đề có lẽ là sự khác biệt thời gian cho các thủ tục hành chánh hơn là việc phải đàm phán lại từ đầu.

Vấn đề ảnh hưởng lớn thứ 2 là có lẽ là tỷ giá, ít nhất là biến động trong ngắn hạn. Tuy nhiên, USD/VND bị chi phối bởi cán cân thương mại nhiều hơn (Việt Nam thặng dư 1,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm) cũng như tâm lý/niềm tin của dân chúng và giới đầu tư, bị dẫn dắt bởi các yếu tố nội tại như chính sách điều hành tỷ giá mới với sự minh bạch theo tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, cải thiện môi trường, vv...

Bên cạnh đó, với việc NHNN dường như sẽ có những chính sách hỗ trợ tăng trưởng (nhằm đạt mục tiêu 6.7% GDP cả năm) và tình trạng thâm hụt ngân sách lớn hơn dự báo áp lực lên VND trong những tháng tới có thể sẽ tăng lên. Ít nhất từ đầu năm đến nay, VND đã tăng giá 0,9% so với USD

Với thị trường chứng khoán, các yếu tố trong nước cũng đóng vai trò nhiều hơn. Cụ thể như tăng trưởng GDP (GDP Qúy II/2016 sắp được công bố), họp Quốc hội khóa XIV từ ngày 20 tháng 7, tăng trưởng tín dụng, các định hướng về chính sách của Chính phủ (và Quốc Hội) mới cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đánh giá của MBKE, VN-Index vẫn có cơ hội để tăng điểm trong nửa năm cuối 2016.


Theo Mai Hương - BizLIVE

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Thị trường sẽ ra sao sau cú sốc Brexit?

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ