Theo dự thảo thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được công bố, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp, đã quá hạn thanh toán.
Xử vụ án tại VNCB: Ngân hàng Xây Dựng lỗ 6 tỷ mỗi ngày hoạt động
- Cập nhật : 11/08/2016
(Phap luat)
Dù biết VNCB rơi vào tình trạng bị kiểm soát thì phải thế nhưng thực sự gây khó khăn, ách tắc cho hoạt động của ngân hàng” – bị cáo Mai nói.
Ngày 10/8 phiên xử các bị cáo gây thất thoát hơn 9.000 tỷ tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB) tiếp tục với phần đặt câu hỏi của các luật sư với nhóm bị cáo nguyên là lãnh đạo VNCB liên quan đến vấn đề nâng cấp hệ thống Core Banking.
Cáo trạng và lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cho thấy tại thời điểm năm 2013 VNCB rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi không có đủ tiền để “chăm sóc khách hàng” (thực chất là trả lãi vượt trần).
Do đó bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) đã nghĩ ra cách nâng cấp hệ thống Corebanking để rút ra 63 tỷ nhằm thực hiện việc này.
Tại phiên xử ngày 10/8 bị cáo Mai tiếp tục khẳng định nhu cầu nâng cấp hệ thống Corebanking là có thực và xuất phát từ đề án tái cơ cấu VNCB do chính Mai viết. Cũng theo bị cáo thì thực tế đã có công ty nước ngoài vào chạy thử phần mềm này.
Trả lời câu hỏi của luật sư về việc tại sao lại nhận ký hợp đồng nâng cấp với công ty An Phát (công ty con của bị cáo Danh) bị cáo Mai cho rằng do đây là công ty “anh Danh đưa sang” nên tin tưởng. Bị cáo Mai cũng cho rằng khi đó không biết đây là công ty của ông Danh.
Nguyên Tổng giám đốc VNCB còn cho biết số tiền bỏ ra để làm phương án, nâng cấp hệ thống đều do ông Danh chi trả vì khi đó VNCB đang chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước nên không thể rút tiền.
Trong phiên xử này bị cáo Mai cùng các bị cáo nguyên là lãnh đạo VNCB cũng đồng loạt cho rằng Tổ giám sát và Quyết định 12 của Ngân hàng Nhà nước đã gây ra khó khăn cho VNCB.
“Theo Quyết định 12 VNCB chỉ được huy động tiền, không được phép cho vay và tất cả các khoản giao dịch có giá trị trên 5 tỷ phải được Tổ giám sát đồng ý”.
Theo bị cáo Mai, VNCB đôi khi làm việc cả Thứ 7 và Chủ nhật nhưng Tổ giám sát lại hoạt động theo giờ hành chính, do đó có trường hợp khách hàng tới rút tiền nhưng không được, mà phải đợi đến tuần sau.
Bị cáo Mai cũng lấy 1 ví dụ cho thấy có khách hàng gửi vào ngân hàng 15 tỷ sau đó muốn cầm cố sở tiết kiệm để vay lại 7 tỷ nhưng không được duyệt, dù đây là “giao dịch rất an toàn” – theo lời của Mai.
Cuối cùng khách hàng cũng được vay ra sau một cuộc họp giữa HĐQT và Tổ giám sát, tuy nhiên rất mất thời gian.
“Dù biết VNCB rơi vào tình trạng bị kiểm soát thì phải thế nhưng thực sự gây khó khăn, ách tắc cho hoạt động của ngân hàng” – bị cáo Mai nói và cho biết thêm rằng điều này khiến khách hàng mất niềm tin và đã đến tận trụ sở để xem ngân hàng còn hoạt động hay không.
Ngoài ra bị cáo Mai còn xác nhận vào thời điểm đó VNCB lỗ tới 6 tỷ đồng mỗi ngày hoạt động và các khoản chi ra đều là tiền của bị cáo Danh và tập đoàn Thiên Thanh.
Liên quan đến Quyết định 12, trả lời luật sư bị cáo Mai cho rằng việc VNCB ủy thác đầu tư 900 tỷ cho quỹ Lộc Việt (để mua cổ phiếu của tập đoàn Thiên Thanh) là không thực hiện được theo quyết định 12.
Bị cáo cũng thừa nhận tại thời điểm đó đang phải chịu áp lực lớn để tạo ra nguồn tiền nên sau khi tính toán thì thấy rằng “ủy thác là hoạt động khả quan nhất”.
“Khi đó nếu chúng tôi ủy thác qua các công ty tín dụng thì phải xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, còn qua các công ty quản lý quỹ thì không” – bị cáo Mai cho hay và khẳng định việc đầu tư này “có hiệu quả”.
Hôm nay phiên xử tiếp tục với phần xét hỏi…