-Sau khi đủ tiền 4.500 tỷ vào tài khoản phong toả thì ngân hàng có văn bản gửi NHNN và NHNN có một đoàn thanh tra về nguồn tiền hợp pháp của cổ đông. Hiện nay vẫn chưa có kết luận như thế nào
Phiên tòa 8/8: Bị cáo Lê Công Thảo và Lê Khắc Thái kêu oan
- Cập nhật : 08/08/2016
Luật sư Bùi Thị Quế hỏi bị cáo Lê Khắc Thái
-Theo nội dung cáo trạng thì bị cáo có ký tên trong 2 hợp đồng với tư cách thành viên Hội đồng tín dụng đối với hồ sơ của Thịnh Quốc và Đại Hoàng Phương. Trong phần xét hỏi của HĐXX và VKS thì bị cáo khẳng định làm đúng quy định. Vậy bị cáo cho biết theo quy định 1000 thì vai trò của Hội đồng tín dụng như thế nào?
-Theo quy định 1000, nhiệm vụ của Hội đồng tín dụng cấp phê duyệt hồ sơ phải có quyết định cho vay hay không cho vay và thông báo với khách hàng.
-Căn cứ quyết định 78 thì tín dụng ngân hàng có 3 cấp: chi nhánh, hội sở, cấp ngân hàng. Thì để xác nhận được quyền hạn cấp nào phụ thuộc hạn mức tín dụng và điều 4 của quyết định 18.
-Bị cáo cho biết đối với hồ sơ vay của Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc thì hạn mức của chi nhánh là bao nhiêu?
-Tại thời điểm đó hạn mức của chi nhánh Sài Gòn là 40 tỷ.
-Khoản vay đó bao nhiêu?
-2 khoản này đều vượt hạn mức của chi nhánh Sài Gòn. Một khoản 280 tỷ và một khoản 370 tỷ.
-Như vậy chỉ có hội đồng có thẩm quyền mới được phê duyệt đúng không?
-Thưa đúng ạ.
-Ông Toàn có trả lời rằng vai tro Hội đồng tín dụng các cấp là khác nhau thì ý kiến bị cáo thế nào?
-Căn cứ chức năng nhiệm của Hội đồng tín dụng các cấp là như nhau ạ.
-Tại quy định nào của ngân hàng quy định hồ sơ thuộc cấp nào thì cấp đó phê duyệt không?
-Tại quy định 78 quy định rất rõ mỗi hồ sơ chỉ có một cấp phê duyệt theo thẩm quyền. Hồ sơ phát sinh ở cấp nào thì cấp đó quyết định nếu trong trường hợp hồ sơ vượt mức thì trình lên cấp trên xem xét quyết định.
-Đối với 2 hồ sơ trên thì bị cáo cho rằng bị cáo không có chức năng phê duyệt dựa vào đâu?
-Dựa vào khoản vay vượt hạn mức chi nhánh Sài Gòn. Mỗi hồ sơ chỉ một cấp quyết định.
-Vậy cáo trạng quy kết bị cáo như thế thì bị cáo có ý kiến thế nao?
-Bị cáo thấy không đồng ý và bị cáo thấy bị oan và đã gửi đơn kêu oan, mong HĐXX xem xét.
Luật sư Bùi Thị Quế bảo vệ quyền lợi của bị cáo Lê Công Thảo và bị cáo Lê Khắc Thái hỏi 2 bị cáo này.
Hỏi bị cáo Lê Công Thảo
-Theo cáo trạng bị cáo Lê Công thảo bị xem xét 2 hành vi: Ký phiếu đề nghị tạm ứng thanh toán hợp đồng nâng cấp CoreBanking và ký tờ trình đề án của trung tâm công nghệ thông tin. Trong phần hỏi của HĐXX và VKS thì bị cáo ký 2 đề nghị tạm ứng là đúng quy định. Bị cáo có thể trình bày đúng theo quy định nào không?
-Thưa HĐXX, bị cáo ký vào giấy đề nghị tạm ứng để thực hiện hợp đồng tư vấn giải pháp nâng cấp CoreBanking thì bị cáo dựa vào quy định tại điều 11, quyết định 637 về kiểm tra nội bộ. Cụ thể giấy đề nghị tạm ứng phải có chữ ký của các phòng ban liên quan và trình các cấp phê duyệt.
-Căn cứ quyết định 637 thì thẩm quyền phê duyệt chi tiêu ngân hàng thì các khoản chi ngoài kế hoạch làm tổng chi thực tế vượt tổng chi kế hoạch hàng năm của ngân hàng thì tổng giám đốc trình HĐQT ngân hàng phê duyệt.
Tất cả các khoản chi ngoài quy định này thì tổng giám đốc quyết định.
-Khi ký giấy ngoài các ý nêu trên thì giấy đề nghị tạm ứng này có phù hợp quy định của ngân hàng không?
-Khi bị cáo ký thì bị cáo kiểm tra, theo quy định thanh toán các khoản ứng trước thực hiện hợp đồng và các khoản chi tiêu mua sắm có ký hợp đồng với nhà cung cấp thì tạm ứng theo tiến độ ghi trong hợp đồng.
-Trong quy định hợp đồng phải có đề án nâng cấp Corebanking thì mới được thanh toán tạm ứng không?
-Thưa không.
-Vậy cáo trạng quy kết bị cáo như thế thì bị cáo có ý kiến thế nào?
-Bị cáo thấy không đồng ý và bị cáo thấy bị oan và đã gửi đơn kêu oan, mong HĐXX xem xét.
Luật sư hỏi ông Phạm Công Danh
-Thời điểm ngân hàng lúc đó rất khó khăn nên tôi có mời ông Toàn ở lại làm việc thêm. Sau này là tư cách cố vấn cho HĐQT.
Khi tôi bị bắt thì tôi không biết có làm hay không.
Bản thân tôi hết sức mong muốn các luật sư, HĐXX đừng lôi trách nhiệm của HĐQT cũ vào đây. Họ đã giúp đỡ tôi rất nhiều và tôi thành thật không mong muốn họ bị liên luỵ.
Tuy nhiên, trước toà tôi phải thành thật khai. Tôi mong HĐXX xem xét lại, không thể lúc đó không có biện pháp gì liên quan giải pháp chăm sóc khách hàng để huy động vốn cả. Tình trạng ngân hàng lúc đó hết sức tồi tệ, điều này chắc chắn có.
Còn ý của ông Toàn về việc tôi không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền giải quyết các phần liên quan bà Phấn cũng không chính xác. Lúc đó tôi không hoàn thành việc chuyển tiền không phải vì tôi không muốn mà là vì lúc đó có đơn của Phương Trang cho rằng tài sản đó đang tranh chấp, yêu cầu không được chuyển giao, sau đó cũng có yêu cầu của cơ quan công an yêu cầu không được xử lý tài sản đó bằng mọi hình thức, tôi có chuyển đủ tiền cũng không thực hiện việc lấy tài sản ra được.
Luật sư tiếp tục hỏi ông Hà Văn Toàn - cựu chủ tịch TrustBank
-Chỗ này luật sư phải hiểu lại. Chủ tịch HĐQT không phải đi đánh giá giá trị lô đất đó. Lô đất đó phải hiểu không phải cho vay một cục to như thế mà của rất nhiều cá nhân, gộp lại mới thành khoản to.
-Ông ký hợp đồng chuyển giao vào tháng 10/2012 về việc chuyển giao. Sau đó ký các phụ lục thực hiện đúng không?
-Thời gian quá lâu nên tôi không nhớ được nữa. Tôi chỉ chắc chắn là những thoả thuận trước khi được NHNN là ý chí, chủ trương các bên còn việc thực hiện phải sau khi NHNN chấp thuận. Sau khi chấp thuận thì nhóm bà Phấn với ông Danh có ký tới ký lui để thực hiện thì tôi không biết.
Thế vì sao việc thực hiện thoả thuận không được thực hiện?
-Ông Danh không thực hiện hết nghĩa vụ của bản thoả thuận hơn 4.700 tỷ đó. Đất chỗ đó nếu bây giờ bán cũng phải 180 triệu (USD). Ông Danh không thực hiện chuyển tiền đầy đủ cam kết nên ngân hàng VNCB không giải chấp tài sản này.
-Bây giờ ông Danh muốn bà Phấn trả lại 3.600 tỷ đồng vì cũng không được nhận tài sản. Ông nghĩ sao về điều này?
-Việc này là quyết định của HĐXX, của các bên. Tôi không có nhận định liên quan.
HĐXX hỏi thêm ông Toàn
-Ông Toàn khẳng định lại là trước thời điểm 2012 có chủ trương gì về huy động vốn lãi vượt trần không?
-Tôi khẳng định là không.
-Rất khó khăn nhưng không hề có khách hàng nào lên ngân hàng đòi lãi ngoài.
-Các bị cáo khác khai là tình hình 2012-2013 nhiều khách hàng đến đòi lãi ngoài?
-Tôi khẳng định là không có. Nếu có thì nhóm ông Danh phải chứng minh.
-Nhóm ông Danh đưa người vào thời điểm nào?
-Khoảng ngày 6/6/2012 thì tôi với tư cách chủ tịch HĐQT đã ký giấy bổ nhiệm anh Phan Thành Mai vào vị trí quyền phó chủ tịch.
HĐXX hỏi bị cáo Phan Thành Mai
-Ông Toàn xác nhận ký bổ nhiệm bị cáo từ tháng 6/2012. Bị cáo nói sao việc này?
-Thưa không có việc này vì giai đoạn này bị cáo vẫn chủ yếu công tác ở Hà Nội.
-Ông bình luận ra sao về kết quả kinh doanh của VNCB dưới thời của ông lãnh đạo?
-Ở đây cho tôi được phép trình bày. Kết quả kinh doanh năm 2011 của chúng tôi là có lãi. Tuy nhiên, khi thanh tra NHNN vào thì quan điểm của họ là khác. Dù Phương Trang vay trung dài hạn nhưng họ cũng yêu cầu trích lập. Rồi nhóm Phú Mỹ nữa.
Đến tháng 2/2012 thì có sự việc mà chúng tôi hết sức đau lòng. Trước đó vì không cùng quan điểm trích lập như NHNN nên chúng tôi đệ đơn từ chức. Chính vì thế dù tôi đứng tên lãnh đạo nhưng không thực quyền.
Còn về ông Danh thì nếu theo đề án tái cơ cấu liên quan nhóm Phú Mỹ thì tôi nghĩ đã xong xuôi rồi, không bê bết như bây giờ.
-Tức ông cho rằng ông bị ép ký vào kết luận thanh tra dù không đồng ý?
-Nói ép là tôi không bị bắt ép cầm tay ký bút nhưng chúng tôi cũng đấu tranh suốt 4 tháng ròng. Trong bối cảnh rối ren nhân sự lúc đó thì chúng tôi đành phải ký.
-Thế đến lúc ông thôi chức chủ tịch HĐQT và đến 31/12/2012 thì khoản trích lập dự phòng chưa?
-Tôi nghĩ đã phải trích lập rồi tính đến 31/12/2012 vì yêu cầu trích lập ký từ tháng 6.
-Còn việc mua bán cổ phần thế nào?
Hợp đồng này chỉ thể hiện ý chí chứ không có giá trị mua bán cổ phần. Việc mua bán chỉ được thực hiện khi NHNN chấp thuận. Đến tháng 10 chúng tôi mới trình lên NHNN việc nhóm Phú Mỹ chỗ bà Phấn bán cổ phần cho nhóm ông Danh.
Phiên toà buổi chiều ngày 8/8 tiếp tục. Luật sư bảo vệ quyền lợi của ông Phạm Công Danh là luật sư Nguyễn Quang Trung hỏi ông Hà Văn Toàn-nguyên chủ tịch Ngân hàng Đại Tín.
-Ông xác nhận lại 28/12 VNCB cho công ty Thịnh Quốc vay không?
-Đúng
-Hồ sơ thủ tục có đúng quy trình không?
-Đúng ạ.
-Hồ sơ chi nhánh chuyển lên đã xin ý kiến tổ giám sát chưa?
-Chúng tôi có trình lên trong bối cảnh NHNN yêu cầu không tăng tốc tín dụng nếu không có nguồn vào. Riêng các hồ sơ vay đầy đủ, hoàn toàn hợp pháp, khách quan, tài sản thế chấp cao hơn khoản vay.
-Tức ông thấy nhận định trong cáo trạng là vì các ông cho vay thế là hợp lý, hội đồng tín dụng được xem xét không bị truy tố là hợp lý đúng không?
-Thưa đúng.
-Thế quay trở lại với khoản vay liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh thế chấp tài sản có định giá cao hơn giá trị vay cũng nên được xem xét như các khoản vay HĐQT cũ cho vay?
-Câu hỏi này của luật sư rất khó trả lời vì bản chất không hoàn toàn giống nhau. Tôi thấy nhân viên tín dụng cấp dưới của tôi bị bắt, khởi tố thì trong lòng cũng rất đau xót. Mong HĐXX xem xét cho họ.
SÁNG
Luật sư bào chữa cho bị cáo Quyết và bị cáo Phan Minh Tùng tham gia thẩm vấn.
Luật sư mong muốn HĐXX xem xét kỹ các lời khai của bị cáo Quyết những ngày qua vì đã rất rõ ràng. Luật sư không hỏi thêm bị cáo Quyết mà hỏi bị cáo Phan Minh Tùng.
Bị cáo Tùng cho biết không được hưởng lợi bất kỳ điều gì trong các khoản cho vay, vì là nhân viên kế toán Thiên Thanh nên không biết, không tham gia việc cho vay. Còn về báo cáo tài chính lạp khống chỉ là lập còn chữ ký không có giá trị....
Luật sư hỏi Mai Hữu Khương liên quan khoản 300 tỷ. Ông Khương cho biết là lúc cho vay 300 tỷ thì khách hàng ở Bình Dương. Vì là khách hàng lớn nên khi ông Vũ Anh Tuấn xin nợ hồ sơ thì đã đồng ý. Bị cáo Khương cho biết không biết những khoản như thế đã thông qua tổ giám sát hay chưa.
Phiên tòa buổi sáng kết thúc, 14g chiều tiếp tục xét xử.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Phan Thành Mai) hỏi Hoàng Đình Quyết
-Việc cho vay là theo luật của Ngân hàng nên bị cáo thực hiện theo luật.
Việc chuyển là theo yêu cầu của khách hàng. Việc chuyển từ tài khoản anh Danh sang anh Thanh là từ lệnh anh Danh.
-Hồ sơ vay, rút gồm những gì?
-Bị cáo Quyết đọc một loạt hồ sơ. Trong đó có từ room tín dụng. Luật sư yêu cầu làm rõ cụm này.
-Việc chuyển tiền từ bà Bích sang ông Danh thông thường có những tài liệu gì?
-Có uỷ nhiệm chi nhưng như những lần trước thì nợ chữ ký.
-Tức khoản chuyển này không cần nghị quyết HĐQT đúng không?
-Không cần nghị quyết HĐQT.
-Vậy anh Mai đóng vai trò gì trong chuyện cho vay, rút tiền này?
-Anh Mai chỉ nhận báo cáo của bị cáo, thường là sau khi thực hiện.
Luật sư hỏi bị cáo Khương
-Bị cáo xin ý kiến anh Mai khi nào?
-Khi đã hạch toán giải ngân nhưng chưa giải ngân vì chưa có tiền nên phải xin nguồn từ hội sở. Việc báo cáo lúc đó thực hiện sau khi đã hạch toán giải ngân rồi.
Luật sư hỏi Phan Thành Mai
-Đối với khoản cho vay 5.190 tỷ thì bị cáo nhận lệnh của ai?
-Việc cho vay là bình thường nên bị cáo làm theo luật, không nhận lệnh của ai.
-Có biết khách hàng nhóm Trần Ngọc Bích của ai?
-Của anh Danh.
-Nếu biết là khách hàng của anh Danh thì anh kiểm soát tiền vay ra thế nào, giải ngân sử dụng vốn ra sao không?
-Thông thường bị cáo kiểm soát theo luật định nhưng là khách hàng của anh Danh nên bị cáo không can thiệp sâu.
-Vì sao phải ký 4 nghị quyết HĐQT?
-Vì dự kiến room tín dụng 2014 dự kiến xin được là 10 nghìn tỷ. Chính vì nhóm Trần Ngọc Bích đã hơn một nửa nên mới làm các nghị quyết HĐQT, gom các khoản này thành một nhóm, xin tách ra khỏi việc xin tăng room tín dụng năm sau.
Khi làm hồ sơ xin tăng room tín dụng thì không có hồ sơ giấy tờ nào cho thấy hồ sơ thiếu chữ ký.
Bị cáo hoàn toàn không tham gia vấn đề cho khách hàng nợ chữ ký hay chủ trương gì liên quan vì nếu có liên quan thì bị cáo đã phải nhận được cc email liên quan.
-Hồ sơ rút 5.190 tỷ thì thiếu chữ ký; 300 tỷ thiếu hồ sơ vay. Việc ký nghị quyết HĐQT có khắc phục được các thiếu sót này?
-Không hợp thức được việc thiếu này.
-Cáo trạng quy kết bị cáo ký các biên bản họp HĐQT để hợp thức hoá các thiếu sót trong hồ sơ vay. Bị cáo nghĩ gì?
-Như bị cáo đã trả lời từ trước thì bị cáo nhận trách nhiệm chung vì việc này xảy ra trong thời gian bị cáo điều hành.
Còn về cáo trạng cho rằng bị cáo làm nghị quyết HĐQT để hợp thức hoá là không đúng. Mong HĐXX xem xét.
-Đề án có phải là nguyên nhân của tất cả những việc này?
-Theo bị cáo nhận thức thì đề án tái cơ cấu không phải nguyên nhân của những việc này mà thực trạng của ngân hàng mới khiến các bị cáo vi phạm pháp luật.
Trong khi luật sư đang hỏi những người nhóm Trần Ngọc Bích và đại diện tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh thì bị cáo Hoàng Đình Quyết xin bổ sung:
Bị cáo cho rằng bà Bích cố tình không trả chữ ký, lợi dụng bị cáo để chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Nếu thực sự không có quan hệ vay mượn với ông Danh thì vì sao bà Bích chấp thuận gia hạn vấn đề trả sổ tiết kiệm thêm 2 tháng và vì sao lại nhận khoản tiền lớn như vậy của ông Danh.
Luật sư Hoài hỏi bà Trần Ngọc Bích. Bà Bích nói:
-Ngày 21/4 tôi lên ngân hàng không phải yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm của tôi mà dùng tiền trong tài khoản của tôi để trả nợ và trả lại sổ tiết kiệm cho tôi nhưng lúc đó tài khoản của tôi đã không còn tiền. Ngân hàng hẹn tôi 22/4 lên.
Ngày 22/4 thì tôi lên, lúc đó ngân hàng VNCB có nghị quyết HĐQT không cho phép tôi rút sổ tiết kiệm ra và cam kết trả lãi đầy đủ. Gia hạn sổ tiết kiệm của tôi.
-Bà có bao giờ kiện VNCB lên toà án nhân dân quận 3 không?
-Cái này không liên quan phiên toà này.
Luật sư Hà Hải mời ông Lộc (nhóm bà Bích). Người đại diện ông Lộc lên
-Có phải ngày 21/5/2014 thì ông Lộc có nhận tiền 18,17 tỷ đồng từ bà Hương (tổ tài chính Tập đoàn Thiên Thanh - pv)?
-Đã quá lâu nên tôi không nhớ. Luật sư cho tôi xem bút lục.
Luật sư đưa bút lục và người đại diện cho ông Lộc một mực khẳng định chỉ có chữ ký còn những thông tin khác được ghi thêm sau.
Luật sư hỏi bà Hương (tổ tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh)
Theo bà, ông Lộc nói như vậy có đúng không? Vì bà là người trực tiếp giao số tiền trên cho ông Lộc, bà có thể giải thích cho HĐXX biết đây là khoản tiền gì không?
Tôi xin phép gửi HĐXX tài liệu mà tôi sắp trình bày để HĐXX dễ dàng hiểu nội dung tôi trình bày sau đây.
- 3.100 tỷ đồng là 62 tỷ/tháng.
- 2.900 tỷ đồng là 41 tỷ 8/tháng
Nhưng trong tháng 4 ông Danh đã trả chậm hơn 2 hoặc 3 ngày so với ngày đã định, bà Bích tính lãi phạt trên những ngày trả chậm đó tộng cộng 907.644.000 đồng.
Ngày 21/5/2014 ông Danh phải trả món vay 3100 tỷ đồng và 16 công ty trong 450 tỷ là 4,8 tỷ . Như vậy trong ngày 21/5/2014 ông Danh phải trả cho bà Bích là 66 tỷ, nhưng bà Bích tách trong khoản tiền này ra thành 50,6 tỷ để cộng vào khoản vay 450 tỷ.
Như vậy 650 tỷ và tính lãi khoản 50,6 tỷ này vào ngày 11/6/2014 là ngày đến hạn HĐ ông Danh vay bà Bích 650 tỷ, số tiền lãi là 1,06 tỷ đồng. Tính ra 66,8 tỷ trừ đi 50,6 còn lại 16 tỷ 200 + 1.062.600.000 + 907.664.000 = 18.170.244.000 đồng.
Như vậy trong khoản vay 5.490 tỷ và 450 tỷ trong tháng 4/2014 ông Danh đã trả cho bà Bích là bao nhiêu?
Theo tài liệu tôi có được thì trong T4/2014 ông Danh phải trả cho bà Bích là 127,7 tỷ.
Vậy theo bà đối với khoản vay 5490 tỷ và 450 tỷ thì ông Danh đã trả cho nhóm bà Bích là bao nhiêu?
Theo tài liệu tôi có được từ ngày 21/8/2013 đến T5/2014 tổng số tiền lãi khoản vay 5490 tỷ và 450 tỷ là 1.199 tỷ đồng.
Ngoài ra ông Danh còn phải trả những khoản chi khác trong gói 5490 tỷ và 450 tỷ vay nhóm bà Bích là bao nhiêu?
Theo tài liệu tôi có được ngoài khoản tiền lãi vay mà anh Danh trả cho bà Bích 1.199 tỷ thì anh Danh đã trả các khoản tiền khác cụ thể theo số liệu chúng tôi tìm được như sau:
Chi hộ ngân hàng 54.207.998.000
Chi bù hoàn STK 41.759.865.620
Lãi vay cầm cố STK 309.444.119.481
Trả gốc 102.000.000.000
Ngoài ra, ngày 28/12/2012 ông Danh đã trả cho bà Bích số tiền là 500 tỷ đồng và ngày 28/6/2013 ông Danh đã trả lãi vượt trần cho bà Bích là 47,5 tỷ đồng.
Tổng cộng là : 2.760,7 tỷ đồng
Bà có tài liệu gì chứng minh những khoản bà vừa trình bày không?
Tôi đã cung cấp cho CQĐT bộ chứng từ gốc và có ký nhận của CQCSĐT và hiện nay tôi có gửi cho Luật sư Hà Hải bộ hồ sơ chứng từ của những khoản tiền trên. Xin đề nghị luật sư cung cấp cho HĐXX.
Vì bà Bích không trả chứng từ nên VNCB Sài Gòn tạm dừng trả lãi
10:0208/08/2016
Chuyển sang phần Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi Mai Hữu Khương
Bị cáo nói:
-Trong giai đoạn bị cáo làm ở chi nhánh Sài Gòn thì bị cáo có cùng các giám đốc khác đề nghị lên TGĐ, Chủ tịch HĐQT để xử lý việc nợ chứng từ của nhóm bà Bích.
Chính vì nhóm này không chịu trả chứng từ nên bị cáo đã bị áp lực, đến quyết định không trả lãi cho nhóm bà Bích. Vì khách hàng đang vay thì làm sao trả lãi cho họ được.
Ngày 21/4 thì ngân hàng gọi cho tôi báo rằng nhóm bà Bích gây áp lực trả lãi nhưng họ chưa trả chứng từ thì làm sao trả lãi.
-Đứng trước yêu cầu trả lãi, tất toán nợ vay cầm cố sổ tiết kiệm thì chi nhánh có họp đưa ra giải pháp gì không?
-Đúng ra thì buổi họp không phải là giải pháp tất toán mà chủ yếu tạm thời giải quyết áp lực từ phía bà Bích.
Luật sư Phan Trung Hoài hỏi Phan Thành Mai
-Lúc đó tình hình rất lộn xộn vì nhiều khách hàng đến chi nhánh gây áp lực cho các chi nhánh nên bị cáo có báo tổ giám sát. Đồng thời HĐQT phải họp bàn phương án tạm thời trong thời gian ông Phạm Công Danh đàm phán với ông Thanh, bà Bích, tránh đổ vỡ ngân hàng. Chi tiết nghị quyết này thì anh Khương đã vừa khai rồi.
-Tức tạm phanh vấn đề thì không tất toán sổ tiết kiệm mà chỉ tạm không trả lãi chờ đàm phán với nhóm bà Trần Ngọc Bích?
-Đúng vậy
-Nghị quyết HĐQT đó ai ký?
-Anh Danh hoặc anh Danh uỷ quyền ký.
-Thế sau khi ký thì anh được anh Danh giao đàm phán với nhóm bà Bích thì anh có đàm phán không?
-Thưa có.
-Lúc đó có luật sư nhóm Trần Ngọc Bích không?
-Có sự tham gia của luật sư.
Luật sư Hoài hỏi bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Danh xác nhận thời điểm này rất khó khăn. Vì nhóm bà Bích là khách hàng lớn nên đã có nhiều buổi họp với chi nhánh NHNN TP.HCM, tổ giám sát NHNN và nhiều người của chi nhánh để thông qua cho vay.
-Thế quan hệ vay mượn giữa ông và nhóm Trần Ngọc Bích là quan hệ cá nhân. Vì sao ký nghị quyết HĐQT về giải pháp tạm thời với ý tứ như thế?
-Là vì tôi nghĩ rằng là khoản vay mượn cá nhân tôi nhưng lại liên đới ngân hàng nên tìm cách xử lý.
Luật sư Trung bào chữa cho Phạm Công Danh mời đại diện Ngân hàng Xây dựng (CB)
-Về lô đất ở Nhà Bè và Chi Lăng, có phải 10 lô đất Chi Lăng đang thế chấp tại CB đúng không?
-Theo tôi được biết thì đúng thế.
-Ông nhận CB từ NHNN với tiền thân từ VNCB. Vậy khoản vay dựa trên định giá DATC không?
-Theo luật thì khi bên vay sử dụng vốn vay không đúng hoặc phát hiện tài sản không đủ đảm bảo thì phải yêu cầu bên vay bổ sung tài sản đảm bảo hoặc xử lý khác đúng không?
-Việc này được thực hiện theo nguyên tắc của pháp luật.
-Tổng thiệt hại CB phải chịu tới thời điểm này bao nhiêu?
-Thiệt hại bao nhiêu thì toà đang điều tra làm rõ.
-Ông tiếp quản CB thì thiệt hại bao nhiêu ông phải biết mà đệ đơn lên toà đòi chứ?
-Tôi đã nói rõ việc thiệt hại bao nhiêu là HĐXX đang làm rõ.
Luật sư của Phạm Công Danh hỏi đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hòa - Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN lên trả lời.
-Kết luận thanh tra cho thấy năm 2012 lỗ vào 29/2/2012 thì Ngân hàng Đại Tín đã lỗ lũy kế nhiều hơn vốn điều lệ. Bà cho biết thế nào?
-Một lát nữa ông Thảo sẽ trả lời câu hỏi này.
-Đến thời điểm nào thì Ngân hàng Đại Tín được phê duyệt tái cơ cấu?
-Một lát nữa ông Thảo sẽ trả lời câu hỏi này.
-Đến 2012 thì lỗ của Đại Tín còn khủng khiếp hơn. Sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không đặt Đại Tín vào tình trạng kiểm soát đặc biệt?
-Việc đặt một tổ chức 1 tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt là theo chính sách của Chính phủ, đề xuất cả tổ chức tài chính….
-Tức ý bà là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng có thể tái cơ cấu được nên không kiểm soát đặc biệt?
-Tôi đã trả lời rồi.
-Vì lúc đó OceanBank cũng là ngân hàng yếu kém. Đây là lý do chính không chấp thuận vì cùng nhóm cổ đông.
Bà thấy việc làm của ông Danh như vậy thì thế nào?
-Tôi đã trình bày rất rõ ràng tại các câu trả lời trước về các vấn đề liên quan luật tái cơ cấu.
-Gần đây báo chí có thông tin chấp thuận cho Ngân hàng Xây dựng (CB) được phép bảo lãnh các dự án bất động sản, có đúng không?
-Tôi xin phép trả lời sau.
-Bằng phép màu nào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biến Ngân hàng Xây dựng (CB) từ thua lỗ nặng thành một ngân hàng đầy tiềm năng như thế?
-Tôi xin phép trả lời sau.
-Tức chỉ trong gần 2 năm mà ngân hàng CB đã trở thành một ngân hàng đủ năng lực thực hiện nhiều nghiệp vụ. Tức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới có năng lực xử lý Ngân hàng Đại Tín?
-Tôi xin phép những câu hỏi liên quan CB sẽ trả lời sau.
Sáng nay ngày 8/8, phiên tòa xét xử ông Phạm Công Danh tiếp tục bằng phần Luật sư Trung (bào chữa cho ông Danh) hỏi bà Trần Ngọc Bích.
-Bà Bích không trả lời câu hỏi này vì câu hỏi không liên quan.
-Nếu xảy ra tranh chấp giữa người vay và người đi vay thì bà căn cứ vào thỏa thuận miệng hay giấy tờ để đi kiện?
-Bà Hương (nhóm Phạm Công Danh) đã khai rằng có giao tiền cho người của bà là ông Lộc và ông Tấn. Bà xác nhận vấn đề này thế nào?
-Tôi cho chị Trang vay và chị Trang trả nợ còn ai trả tôi không biết. Tiền khi tôi nhận là tiền chị Trang trả nợ còn không biết mối quan hệ giữa chị Trang và ông Danh.
-Bà có ý kiến gì khi cũng đúng số tiền 5.190 tỷ đồng chuyển sang tài khoản ông Thanh?
-Tôi khẳng định tôi không yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền này cho ông Thanh. Nếu mà ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải chịu.
Bà Bích yêu cầu vấn đề này đã trình bày rất rõ tại tòa, không trả lời thêm nữa.
Theo Trí Thức Trẻ/CafeF