Đại diện chủ đầu tư tòa nhà Lilama đã lên tiếng về vụ tai nạn lao động khiến 3 người tử vong.
Một số Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
- Cập nhật : 02/07/2018
- Sau đây là một số Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/7/2018:
1. Bãi bỏ 06 Nghị định thuộc lĩnh vực ngân hàng
Nghị định 42/2018/NĐ-CP bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng được ban hành ngày 12/3/2018.
Theo đó, sẽ bãi bỏ 06 Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng gồm:
- Nghị định 14/CP ngày 02/3/1993 quy định chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
- Nghị định 69/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
- Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng.
2. Thủ tục xác nhận sử dụng mã số nước ngoài của hàng hóa
Đây là nội dung mới tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận sử dụng mã số nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch:
- Đơn đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài;
- Bản sao bằng chứng phía đối tác nước ngoài ủy quyền cho tổ chức được quyền sử dụng mã số, mã vạch dưới hình thức thư, hợp đồng ủy quyền…;
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài cho tổ chức.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung.
3. Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ
Nội dung này được đề cập tại Nghị định76/2018/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.
Theo đó, doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức KH&CN được áp dụng các chính sách ưu đãi nổi bật, đơn cử như:
- Được hỗ trợ tối đa 2%/năm lãi suất vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển KH&CN của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để chuyển giao công nghệ trong dự án;
- Được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của các quỹ, TCTD cho vay ưu đãi đối với khoản vay để chuyển giao công nghệ trong dự án;
- Được hỗ trợ kinh phí thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN hoặc hỗ trợ trực tiếp.
4. Quy định về sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt
Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp như:
- Tập kết tạm vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình đường sắt nhưng phải đảm bảo:
+ Không ảnh hưởng đến tầm nhìn cho người tham gia giao thông;
+ An toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt;
+ Vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Xây dựng công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác của công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị theo quy định;
(Nếu không thể bố trí công trình này nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị)
5. 10 hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải xin phép
Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định 10 loại giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm:
- Xây dựng công trình mới;
- Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
- Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
- Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
- Trồng cây lâu năm;
- Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
- Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
- Xây dựng công trình ngầm.
Việc cấp phép phải đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định và phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Các yêu cầu chung trong xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Ngày 16/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2018/NĐ-CP , trong đó quy định các yêu cầu khi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) cần đảm bảo, đơn cử như:
- Hệ thống QCVN, QCĐP phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ký kết, tham gia;
- Ưu tiên xây dựng QCKT điều chỉnh theo nhóm các đối tượng tương đồng về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý;
- Quy định biện pháp quản lý và mức giới hạn về các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường trực tiếp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe,…
- Nội dung QCKT quốc gia được viện dẫn đến QCKT quốc gia khác, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
Nghị định 78 sửa đổi Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Nguồn: Thuvienphapluat.vn