Theo dự thảo thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ vừa được công bố, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp, đã quá hạn thanh toán.
Các điểm mới của Luật Ngân sách nhà nước 2015
- Cập nhật : 04/08/2015
(Phap luat)
Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 (thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002) đã được Quốc hội thông khóa XII thông qua và chính thức có hiệu lực thi thành từ năm ngân sách 2017.
Luật NSNN năm 2015 bao gồm 7 Chương với 77 Điều, giảm 1 chương, giữ nguyên số điều so với Luật NSNN năm 2002. Luật NSNN năm 2015 có những điểm mới sau:
Phản ánh rõ các khoản thu – chi ngân sách
Luật NSNN quy định thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và DNNN thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương…
Các khoản chi NSNN bao gồm chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ…
Luật cũng quy định rõ bộ chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng chi ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Quản lý chặt quỹ Quỹ dự trữ tài chính
Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp đó.
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp: Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; Trường hợp thu NSNN hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xết lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.
Ngân sách được thực hiện công khai
Nội dung công khai gồm số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán NSNN trình Quốc hội, Hội đồng nhân dự, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện NSNN và quyết toán NSNN; kết quả thực hiện các kiên nghị của kiếm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.
Việc công khai NSNN được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trục sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Báo cáo dự toán NSNN phải được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, UBND gửi lại đại biểu Hội đồng nhân dân.
Báo cáo dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán NSNN, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất 30 ngày kể tư ngày văn bản được ban hành.
Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hàng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng.
Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hàng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau.
Cộng đồng giám sát ngân sách
NSNN được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ chủ trì tổ chức việc giám sát NSNN của cộng đồng. Nội dung giám sách NSNN gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; Tình hình thực hiện dự toán NSNN hàng năm; Việc thực hiện công khai NSNN theo quy định tại điều 15 của Luật này.