tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-09-2018

  • Cập nhật : 17/09/2018

Doanh thu thương mại điện tử sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020

Tại Phiên thảo luận về “Thị trường số, Cơ hội toàn cầu” thuộc khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) diễn ra ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ thời gian gần đây.

nam 2017, quy mo thi truong ban le thuong mai dien tu cua viet nam dat khoang 6,2 ty usd, tang 24% so voi nam 2016. nguon: internet

Năm 2017, quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2016. Nguồn: internet

Theo Bộ trưởng, năm 2014, doanh thu bán lẻ TMĐT của Việt Nam ước tính đạt 2,97 tỷ USD, chiếm khoảng 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóavà dịch vụ tiêu dùng. Với mức tăng trưởng trung bình khoảng 29% mỗi năm, đến năm 2017, thống kê ban đầu cho thấy quy mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2016, chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Dự kiến vào năm 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; doanh số TMĐT B2C (doanh nghiệp với khách hàng) sẽ đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Để phát triển kinh tế số, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề xuất các nhà hoạch định chính sách ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số không những ở cấp quốc gia, mà còn chung cho toàn khu vực ASEAN. Trong đó, cần chú trọng những vấn đề như đẩy mạnh an ninh mạng và luồng dữ liệu xuyên biên giới, tạo điều kiện sự phát triển của TMĐT và tài chính di động, tăng cường tiếp cận số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số.(Baodauthau)
-------------------------

Ngành Thực phẩm đồ uống: "Thỏi nam châm" hút nhà đầu tư ngoại

Với sức hút lớn từ thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A).

Ngành sản xuất tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng rất mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động M&A. Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho biết, dù ngành chế biến lương thực đang có mức tăng trưởng ổn định nhưng không ít doanh nghiệp (DN) trong ngành vẫn chọn giải pháp bán thương hiệu hoặc hợp tác với DN nước ngoài.

Theo nhóm nghiên cứu về M&A tại Việt Nam, ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (đồ ăn, uống, gia dụng) đóng góp lớn vào giao dịch M&A tại Việt Nam trong những năm gần đây. Điển hình, các thương vụ M&A ngành thực phẩm và hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2016 - 2017 có thể kể như: Kido Group (Việt Nam) mua 65% cổ phần (CP) của Công ty CP Dầu thực vật Tường An; CJ Group (Hàn Quốc) mua 65% CP của Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và mua 47,33% CP của Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre; Earth Chemical (Nhật Bản) mua 100% CP của Công ty CP Á Mỹ Gia; Daesang Corp (Hàn Quốc) mua 100% CP của Công ty CP Thực phẩm Đức Việt; Fraser & Neave Ltd. (F&N, Singapore) mua 5,4% CP của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk; KKR (Mỹ) mua 7,5% CP của Masan Group; ACA Investments (Nhật Bản) mua 20% CP của Bibo Mart...

Trong 6 tháng đầu năm 2018, các thương vụ M&A được thực hiện tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Khối ngoại, đặc biệt các nhà đầu tư từ Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam.

Đại diện Tập đoàn CJ – DN - đơn vị thực hiện nhiều thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam - chia sẻ: Với tiềm năng của thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung, chúng tôi có định hướng chiến lược lâu dài phù hợp với kế hoạch và chiến lược của tập đoàn. Hiện, CJ đã đầu tư 600 triệu USD vào Việt Nam; Trong đó, thực phẩm là một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng của CJ. Chúng tôi cho rằng, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhờ chất lượng sản phẩm được cải thiện và các nỗ lực mở cửa kinh tế của Chính phủ Việt Nam.

Do vậy, ngoài việc mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh trong nước, chúng tôi đang hướng đến mục tiêu xa hơn là xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. CJ sẽ tiếp tục đầu tự mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam và Đông Nam Á với nhiều hình thức đầu tư như tự phát triển (Green Field), M&A, thành lập công ty liên doanh (Joint Ventures). CJ không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội M&A tốt nào để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn ở thị trường Việt Nam.

Mặc dù hoạt động M&A trong lĩnh vực F&B được dự báo sẽ là “thỏi nam châm” thu hút nhà đầu tư ngoại trong thời gian tới, tuy nhiên, để các giao dịch M&A thành công, nhiều DN cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần hoàn thiện hơn về pháp lý để thúc đẩy M&A tại Việt Nam cũng như thu hút nguồn vốn nước ngoài.(congthuong)
----------------------

Tỷ phú Thái vẫn thèm Vinamilk

Vì không muốn bỏ qua cơ hội của cổ phiếu tăng giá 16 lần trong 10 năm qua.

Thèm nhưng vẫn mua từ từ

Sau các thương vụ đình đám của JC&C, cơn thèm ăn của nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu của VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) vẫn chưa dừng lại.

Trong năm ngoái, giữa F&N và JC&C đã xảy ra cuộc đua mua cổ phiếu VNM. Trái với sự hăm hở của JC&C khi công ty này “mạnh tay” mua vào 10,63% cổ phần của VNM với giá ngất ngưởng gần 1,15 tỷ USD, F&N dù muốn mua vào những họ vẫn ngập ngừng.

Vào thời điểm tháng 11.2017, Ông Kevin Snowball, Tổng giám đốc của PXP Vietnam Asset Management nhận định rằng F&N có thể đang muốn trở thành cổ đông kiểm soát tại VNM lên đến 51%. Và với những đông thái mua vào tích cực của JC&C, ông nói: "Nếu F&N có ý định tăng cổ phần của họ (tức F&N), họ phải thực tế trở nên thực tế hơn trong việc ra giá, điều mà họ đã trì hoãn trong nhiều tháng, và họ cần phải hành động nhanh". Lý do cho sự ngập ngừng của F&N là do điều kiện thị trường không phù hợp, có thể thấy tổ chức này “sợ” họ bị "hớ" vì có thể phải mua với giá cao.

Ty phu Thai van them VinamilkNguồn: VNDirect

Tới thời điểm hiện tại, F&N đã chi tiền mua rất dè dặt để mua cổ phiếu VNM. Kể từ đầu năm, họ chỉ mới mua được gần 20,5 triệu cổ phiếu VNM. Tính đến ngày 12.9, F&N sở hữu hơn 251 triệu cổ phiếu Vinamilk tương ứng 17,31% tỉ lệ sở hữu. Nếu giao dịch lần này được thực hiện thành công, F&N sẽ tăng số cổ phiếu Vinamilk đang nắm giữ lên gần 265,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 18,31%. Tuy nhiên, tất cả những lần trước, F&N chưa lần nào mua được lượng cổ phần mong muốn và tính luôn cả lần này nữa thì F&N đã đăng ký mua VNM đến lần thứ 7 trong năm 2018 này.

Và với diễn biến cổ phiếu VNM và thị trường chứng khoán Việt Nam thì rõ ràng là F&N đang có lý, kể từ sau khi đạt đỉnh vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018, thì cổ phiếu VNM có lúc đã giảm 30% từ 174.000đ/cp xuống 122.000đ/cp. Điều này nằm trong xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau giai đoạn bùng nổ vào đầu năm 2018 đã giảm mạnh trong thời gian qua.

Triển vọng Vinamilk

Hiện tại, VNM vẫn là một công ty đáng để đầu tư với nhiều tổ chức, khi công ty đang nắm gần 60% thị phần thị trường sữa tươi. Lợi nhuận của công ty là rất ổn định và năm nào cũng chi cổ tức, đậm và đều, khiến các cổ đông hài lòng. Thậm chí, chính F&N cũng lãi hơn 1,2 tỷ đô la Singapore vào thời điểm kết thúc kỳ báo cáo tài chính quý 3.2017. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà những nhà đầu tư dài hạn vào VNM trong 10 năm qua có thể lãi khoảng 16 lần.

 

Ty phu Thai van them Vinamilk

 

Dù vậy, hiện VNM cũng đang gặp một số khó khăn, nổi bật trong đó là tăng trưởng của công ty đang chậm lại. Trên thực tế, sau chặng đường bứt phá mạnh mẽ, ngành sữa Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại, ở mức trung bình khoảng 7%.

Trong khi đó, cạnh tranh trong ngành sữa ngày càng gay gắt khi thị trường xuất hiện thêm những tên tuổi như TH TrueMilk, Nutifood, bên cạnh những đối thủ cũ là FrieslandCampina, Long Thành, Đà Lạt, Mộc Châu, Ba Vì... Vinamilk, ở vị thế dẫn đầu thị trường, chiếm 58% thị phần và đạt quy mô doanh thu lên tới hàng tỉ USD thì mỗi tăng trưởng đều cho giá trị rất lớn.

Ty phu Thai van them VinamilkTrang trại bò sữa tiêu chuẩn organic của Vinamilk tại Lâm Đồng

Để giành lấy thêm 1% thị phần mỗi năm, như chiến lược đề ra đến năm 2021 chiếm lĩnh 60% thị phần cả nước, Vinamilk phải duy trì tăng trưởng cao hơn trung bình ngành. Năm 2017, Vinamilk thực hiện được điều này khi doanh thu nội địa tăng tới 13,6%, chiếm thêm 2% thị phần. Và thực tế là lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của VNM lũy kế 6 tháng đầu năm giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 5.368 tỷ đồng, dù vẫn là một con số khủng.

Dù vậy, giới phân tích hiện vẫn đánh giá tích cực về VNM. Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM nhận định rằng: “Triển vọng tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam vẫn khả quan nhất khu vực. Chúng tôi tiếp tục dự báo ngành sữa sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân năm là 9% trong vài năm tới nhờ chi tiêu nội địa trên đầu người cho các sản phẩm sữa vẫn thấp hơn khu vực. Ngoài ra dân số và mức độ đô thị hóa hiện vẫn đang tăng. Và có vẻ giới trẻ vẫn tiếp tục sử dụng các sản phẩm sữa mặc dù đã trưởng thành”. Ngoài ra, HSC còn đánh giá tích cực về các chiến lược M&A của VNM nhằm tìm ra động lực tăng trưởng mới.(NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục