tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-09-2017

  • Cập nhật : 20/09/2017

Những quy định mới về kinh doanh rượu

chinh phu vua ban hanh nghi dinh 105/2017/nd-cp quy dinh ve kinh doanh ruou.nguon anh: cong thong tin chinh phu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh rượu.Nguồn ảnh: Cổng Thông tin Chính phủ

Có hiệu lực từ 1/11/2017, Nghị định 105/2017/NĐ-CP đưa ra các quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. 

Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.

Thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.

Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại; rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.

Nghị định quy định rõ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu gồm: Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này; sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu; cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu; trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động; quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.(NCĐT)
-------------------------

FLC nhắm tới lĩnh vực hàng không, casino

Tập đoàn FLC vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng về việc mở rộng hoạt động kinh doanh và họ đang tìm kiếm nhà đầu tư.

flc nham toi linh vuc hang khong, casino

FLC nhắm tới lĩnh vực hàng không, casino

Trong bài viết mới đây, tờ Nikkei (Nhật Bản) nhận xét: Dù ban đầu hoạt động tập trung vào mảng khu nghỉ dưỡng, nhưng hiện tại FLC muốn lấn sân thêm mảng casino và thậm chí cả ngành dịch vụ hàng không, trong bối cảnh tiềm năng tăng trưởng của thị trường du lịch Việt Nam là điều không thể phủ nhận.

Cũng trong buổi gặp gỡ các nhà đầu tư tại Nhật Bản mới đây, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chia sẻ rằng Bamboo Airways - hãng hàng không đang được xúc tiến thành lập của tập đoàn này - dự kiến sẽ thực hiện cả đường bay trong nước và quốc tế.

"Chúng tôi muốn có đường bay trực tiếp từ nước ngoài tới những nơi FLC xây dựng resort", ông Quyết nói và cho biết đang đàm phán với phía Airbus và Boeing về việc mua máy bay, dự kiến bắt đầu nhận máy bay về từ năm 2022. Theo kế hoạch, hãng hàng không mới sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2018.

Ngoài ra, ông Quyết cũng nói về kế hoạch phát triển resort và casino tại Quảng Ninh của tập đoàn, dự kiến trên một khu đất có diện tích rộng 20 km2.

Hơn nữa, FLC cũng vẫn sẽ tiếp tục mở thêm những resort sân golf hướng biển tại nhiều nơi khác trên cả nước.

Tham vọng mở rộng to lớn của FLC một phần dựa trên thực tế ngành công nghiệp du lịch đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của chính phủ, lượng du khách quốc tế tới Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 8,47 triệu lượt khách. Hơn nữa, thu nhập tăng cũng khiến nhiều người quan tâm tới du lịch trong nước hơn.

Gần đây báo cáo của Hiệp hội Du lịch và Lữ hành thế giới cho dự đoán đóng góp của ngành công nghiệp du lịch với GDP của Việt Nam sẽ tăng gần 90% lên mức 34,6 tỉ USD trong năm 2027, so với mức 18,4 tỉ USD vào năm ngoái.

"Nhờ lợi thế bờ biển dài, ngành công nghiệp du lịch Việt Nam có một tiềm năng vô cùng to lớn", ông Quyết nói trong buổi gặp gỡ các nhà đầu tư Nhật Bản.

FLC hiện có tổng cộng 20 dự án đã hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng, nằm tại Hà Nội và 7 tỉnh thành khác, chủ yếu gần biển.

Ông Quyết có đề cập tới vấn đề rằng tập đoàn của ông đang đi theo chiến lược tìm đến những khu vực kém phát triển hơn để tạo ra sự khác biệt so với những đối thủ trong nước.

"Vì là người đi sau trong thị trường bất động sản nên chúng tôi chọn khu vực xa các thành phố lớn. Đặc biệt, chúng tôi tập trung vào những khu vực có tiềm năng thu hút khách du lịch nhưng vẫn chưa được khai phá".

Tập đoàn này đã mở rộng nhanh chóng với những khoản đầu tư lớn. Theo dữ liệu QUICK-FactSet, FLC đạt lợi nhuận ròng 46 triệu USD trong năm 2016, gấp 10 lần con số từ 3 năm trước.

Những kế hoạch của FLC cũng nhận được nhiều bình luận từ các nhà quan sát.

“Kế hoạch mở rộng của FLC khá tham vọng và casino và hàng không là lĩnh vực khá mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Chúng cần vốn ban đầu lớn cũng như kinh nghiệm vận hành”, ông Bạch An Viễn, Trưởng phòng Phân tích Công ty chứng khoán KIS Việt Nam nhận xét.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nói: "Không ngạc nhiên khi FLC bước chân vào hai ngành mới, khi họ đã xác định trở thành tập đoàn đa ngành. Hàng không và casino cũng liên quan nhiều đến năng lực lõi của FLC". Ông cũng cho rằng FLC sẽ cần thêm kinh nghiệm trong quản lý mô hình tập đoàn đa ngành, và để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tốt cần phải mất thời gian tương đối dài và nỗ lực không hề nhỏ.

Tính tới ngày 18.9, giá trị thị trường của FLC đạt 210 triệu USD.(Thanhnien)
------------------------------

Vì sao dân Trung Quốc lạc quan về nền kinh tế?

Bài viết dưới đây là nhận định của nhà báo Christopher Balding về tâm lý của người Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà phải chịu áp lực vốn thoái và nợ gia tăng.

Nếu bạn chỉ đọc tiêu đề trên báo, bạn có thể sẽ bi quan về kinh tế Trung Quốc. Tin tức về nước này gần đây bị chi phối bởi các nội dung như động thái kiềm chế dòng vốn thoái, mối lo về núi nợ tăng và nỗ lực kiềm chế các khoản đầu tư mạo hiểm ở nước ngoài.

Dù vậy, người dân Trung Quốc lại rất lạc quan. Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Đại lục đạt 114,6 điểm trong tháng 7, mức cao chưa từng thấy từ năm 1996. Đây là phản ứng hợp lý trước nhiều cải thiện trong nền kinh tế Trung Quốc. Với chính phủ Trung Quốc, đây là cơ hội quan trọng để cải cách.

Dân Trung Quốc có lý do để tự tin. Đơn cử, tỷ lệ thất nghiệp chính thức vừa hạ xuống dưới 4%. Giá bất động sản vẫn đang tăng, và tăng mạnh hơn ở những đô thị loại hai và ba. Thị trường chứng khoán Thâm Quyến, Thượng Hải đều tăng khoảng 9% trong năm nay. Dự trữ ngoại hối cũng tăng. Nhân dân tệ thì mạnh lên đến nỗi ngân hàng trung ương tạo điều kiện cho các nhà giao dịch lướt sóng. Ngay cả số liệu về nợ xấu cũng ổn định.

Không có gì ngạc nhiên nếu sự tự tin của Trung Quốc đi lên trong tương lai. Theo Cục Thống kê Quốc gia nước này, Chỉ số Kỳ vọng Người tiêu dùng đạt 117,4 điểm trong tháng 7, mức cao nhất từ năm 1993. Các chỉ số đo lường niềm tin của nhà đầu tư chứng khoán và chuyên gia kinh tế cũng tăng mạnh nhờ thị trường lao động tươi sáng, tăng trưởng nhanh và giá trị tài sản lên cao.

Dù các số liệu này đôi khi thiếu chính xác, chúng vẫn rất quan trọng vì niềm tin có thể tự cải thiện. Miễn là các nhà đầu tư Trung Quốc có niềm tin vào một thị trường hay một loại tài sản, giá cả của nó có thể khác với các nguyên tắc cơ bản trong một thời gian dài. Điều này thể hiện rất rõ trong giá cả bất động sản, vốn không tăng vì nguyên tắc cơ bản về thu nhập mà vì người mua tự tin rằng giá cả sẽ tiếp đà đi lên 10% mỗi năm. Tương tự, dù hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang trong tình trạng xấu, chính phủ vẫn kéo niềm tin đi lên bằng cách phủ nhận tin đồn và trấn an người gửi tiền.

Niềm tin là yếu tố dễ thay đổi và có nhiều lý do cho thấy rằng thời điểm tốt đẹp sẽ không kéo dài. Nhiều vấn đề cơ bản của Đại lục vẫn chưa biến mất. Dư thừa công suất vẫn còn trong bối cảnh có ít dấu hiệu cho thấy rằng các doanh nghiệp sẽ sa thải hoặc thực hiện tái cấu trúc cần thiết. Nỗ lực cải cách doanh nghiệp quốc doanh dường như bị đình trệ. Các khoản vay xấu có thể ổn định lúc này, song không thể phủ nhận rằng vẫn còn nhiều rủi ro nghiêm trọng đang chất cao trong nền kinh tế. Khi giá bất động sản ở các thành phố lớn đi vào top cao nhất thế giới, chuyện kiềm chế tín dụng đang trở nên ngày càng cấp bách.

Niềm tin người tiêu dùng giúp chính phủ phần nào giải quyết những vấn đề trên. Chẳng hạn, việc cắt giảm công suất, qua đó cắt giảm công ăn việc làm, sẽ ít đau đớn hơn nếu các công nhân ngành than và thép lạc quan rằng họ có thể tìm được việc làm mới. Việc thu nhỏ doanh nghiệp quốc doanh sẽ dễ dàng hơn nếu giới chức tự tin rằng khu vực tư nhân có thể gánh vác trọng trách.

Dù thế nào, Trung Quốc cũng cần thực hiện nhiều thay đổi chính sách khó khăn để làm chậm hoặc đảo ngược sự mất cân bằng trong nền kinh tế. Họ tốt hơn hết là nên bắt đầu ngay từ bây giờ, khi người dân đang tự tin về những điểm tích cực trong nền kinh tế.(Thanhnien)
--------------------------

Chi tỉ đô nhập thức ăn cho heo, gà

Chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, VN đã nhập khẩu 2,2 tỉ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu, chưa kể các mặt hàng khác nhập về một phần để chế biến thức ăn chăn nuôi như lúa mì, đậu nành.

 

nang suat thap, gia cao nen bap trong trong nuoc khong canh tranh duoc voi bap nhap khau - anh: n.t.p.

Năng suất thấp, giá cao nên bắp trồng trong nước không cạnh tranh được với bắp nhập khẩu - Ảnh: N.T.P.

 

Không chỉ tạo sức ép lên giá nông sản trong nước, nguyên liệu thức ăn nhập khẩu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chất lượng an toàn thực phẩm cho sản phẩm trong nước.

Xuất 4 triệu tấn gạo, nhập 5 triệu tấn bắp

Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết trong tám tháng đầu năm nay VN xuất khẩu được 3,96 triệu tấn gạo các loại. Cùng thời gian này, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,91 triệu tấn bắp về để chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN), nhiều hơn xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn. Trước đó, trong năm 2016, VN nhập hơn 8 triệu tấn bắp, gấp 1,5 lần tổng số lượng bắp được sản xuất trong nước (5,3 triệu tấn).

Ngoài nguyên liệu bắp, theo Bộ NN&PTNT, mỗi năm VN chi tới 2,2 tỉ USD để nhập TACN và nguyên liệu, chưa kể 1,31 triệu tấn đậu tương và 3,37 triệu tấn lúa mì về chế biến làm thực phẩm và TACN, cùng bột xương thịt, các loại vitamin...

Cạnh tranh dữ dội

Theo ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội TACN VN, do giá nguyên liệu thế giới giảm nhẹ nên các doanh nghiệp chế biến TACN trong nước cũng đang cạnh tranh nhau dữ dội, nhất là cạnh tranh về giá.

Với giá bán TACN hiện tại, các doanh nghiệp chỉ hòa hoặc lỗ, trừ một vài doanh nghiệp có vốn lớn, nhập khẩu nguyên liệu từ những thời điểm giá thấp mới có lời và phát triển, đa số là các công ty nước ngoài. Chính vì vậy, thị trường của các doanh nghiệp nhỏ ngày càng thu hẹp trong khi thị phần của các doanh nghiệp lớn ngày càng phát triển.

Ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội TACN VN, giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai), cho rằng bắp nhập rẻ hơn nhiều so với bắp sản xuất trong nước nên các doanh nghiệp nhập khẩu bắp ngày càng nhiều. Không chỉ bắp nội không thể cạnh tranh với bắp nhập (giá về đến VN chỉ 4.400 đồng/kg), đậu nành nội cũng không có cơ hội phát triển bởi đậu nành nhập khẩu chỉ khoảng 8.000-8.200 đồng/kg.

"Bắp trong nước chủ yếu phục vụ phân khúc nông hộ nhỏ hoặc nhà máy chế biến thức ăn gia súc ngay tại địa phương. Bắp nhập khẩu không chỉ rẻ mà chất lượng cũng hơn hẳn bắp trong nước nên các công ty sản xuất đều ưu tiên mua hàng nước ngoài" - ông Bình nói.

Giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp chăn nuôi thừa nhận cùng với quá trình phát triển của ngành chăn nuôi, nhu cầu nhập khẩu các nguyên liệu từ nước ngoài ngày càng tăng do nguồn cung trong nước có hạn và rất khó phát triển thêm. Hơn nữa, nguyên liệu TACN nhập khẩu có giá rẻ sẽ tạo điều kiện cho giá TACN giảm, giá thành chăn nuôi của VN cũng giảm theo.

"Đến nay, nhiều chuỗi liên kết đã có thể sản xuất được thịt heo, thịt gà, trứng với giá thành thấp ngang bằng với các nước trong khu vực. Thịt và trứng của VN có cơ hội để xuất khẩu ra các thị trường trong thời gian tới" - vị này nói.

Nhập cả hàng kém chất lượng

Ông Nguyễn Hoàng Hà, giám đốc một công ty chế biến thực phẩm ở Bình Dương, cho rằng đang tồn tại mâu thuẫn lớn về lợi ích giữa người trồng trọt và người chăn nuôi. Do chính sách thuế nhập khẩu giảm gần như bằng 0% ở các nguyên liệu TACN, giá thành chăn nuôi của nông dân giảm. Thế nhưng, đây cũng là lý do mà người trồng trọt, nhất là trồng bắp và khoai mì, lại gặp khó vì giá bán thấp, đầu ra bấp bênh.

Ngoài ra, nông sản nhập khẩu về không chỉ cạnh tranh với mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước mà còn cạnh tranh với mặt hàng thay thế trong nước sản xuất được. "Giá bắp giảm đã đành, giá khoai mì lát và cả tinh bột khoai mì cũng giảm theo vì hàng nhập khẩu chiếm hết nhu cầu tiêu thụ hàng trong nước. Hệ quả là doanh nghiệp phải tìm cách xuất khẩu và bị ép giá ở nước ngoài" - ông Hà cho biết.

Cũng theo ông Hà, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt và cân bằng giữa các đối tượng nông dân khác nhau. Không thể vì quyền lợi của người chăn nuôi mà lấy mất quyền lợi của người trồng trọt. Bởi dù sao cũng cần tự túc một phần nguyên liệu TACN trong nước thay vì phụ thuộc 100% vào nhập khẩu sẽ rất rủi ro.

"Trong khu vực Đông Nam Á, không nước nào mở toang hết cửa cho nguyên liệu thức ăn nhập khẩu như VN, họ vẫn có những chính sách thuế hoặc điều kiện để điều tiết hàng nhập khẩu đảm bảo cân bằng cho sản xuất nội địa" - ông Hà nói.

Ngoài ra, theo nhiều công ty sản xuất TACN, việc cấp phép nhập khẩu nguyên liệu TACN cũng tạo nguy cơ hàng kém chất lượng đổ về VN. Theo các doanh nghiệp, có tình trạng một số đơn vị nhập khẩu bột xương thịt chất lượng kém với mục đích chế biến phân bón rồi bán cho các nhà máy chế biến TACN. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và giá thành của người chăn nuôi mà còn có nguy cơ phát sinh dịch bệnh.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục