tin kinh te

Chỉ áp tội cho vay nặng lãi với “tín dụng đen” chuyên nghiệp

(Tai chinh)

Yêu cầu làm rõ căn cứ nâng định mức cho vay lãi từ 150% lên 200% thì bị xem là “cho vay nặng lãi”, đại biểu Quốc hội lập luận, vay tiền mua 1 lô hàng 1 tỷ đồng về bán được 3 tỷ đồng thì lãi cao thế nào cũng chấp nhận được

Ngày 24/8, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, tập trung vào quy định lãi suất trong trong hợp đồng vay tài sản.

Cụ thể, Điều 483 dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

dai bieu nguyen ba thuyen: "vay 1 ty mua lo hang ve ban duoc 3 ty, lai suat nao cha vay!". 

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: "Vay 1 tỷ mua lô hàng về bán được 3 tỷ, lãi suất nào chả vay!". 

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách về hai phương án.

Phương án thứ nhất quy định, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khác.

Phương án hai thể hiện, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, trừ trường hợp Luật các tổ chức tín dụng có quy định khác.

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) đặt câu hỏi, lý lẽ nào để nâng từ 150% của quy định hiện hành lên 200%? Theo ông Nam, nếu không đủ lý lẽ thì nên giữ như cũ.

Vị đại biểu của Thanh Hóa cũng cho rằng trong giao dịch dân sự chỉ có các trường hợp vô cùng đặc biệt mới không thỏa thuận về lãi suất và cần pháp luật bảo vệ, còn nếu đã có sự thỏa thuận thì thôi không can thiệp để làm luật pháp phức tạp thêm.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét, quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản trong cơ chế thị trường là thực sự khó.

“Nếu vay 1 tỷ để mua một lô hàng về bán được 3 tỷ thì lãi suất bao nhiêu chả vay. Tội cho vay nặng lãi chỉ nên đánh vào những đối tượng hoạt động “xã hội đen”, “tín dụng đen” có tính chất chuyên nghiệp, chứ không nên đánh vào những giao dịch vay – mượn bình thường” - ông Thuyền góp ý.

Ông Thuyền chỉ rõ, sửa quy định, nâng định mức lên 200% thì cũng phải theo cơ sở khoa học nào, bất cứ mức cố định thì có thể cũng là không đúng trong cơ chế thị trường, phải có sự cân nhắc kỹ.

Không đồng tình với cả hai phương án, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, lãi suất là cái giá phải trả cho sử dụng vốn, và sử dụng vốn phụ thuộc vào ba yếu tố, trong đó có yếu tố rủi ro và quy định của luật không thể nào chế định được các yếu tố đó.

Ông Lịch cho rằng pháp luật chỉ nên xử lý trong trường hợp cho vay nặng lãi có yếu tố cưỡng bức về tinh thần.

Một số ý kiến khác thống nhất quan điểm phải xây dựng trần lãi suất để chống cho vay nặng lãi.

Giải thích thêm về nội dung này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, dự án Bộ luật Dân sự nói chung và vấn đề lãi suất nói riêng đã được lấy ý kiến rộng rãi trong hệ thống ngân hàng. Ông Tiến khuyến cáo xem xét quy định ở khía cạnh khác khi xác định việc này bao trùm cả hoạt động ngân hàng.

Về cơ sở để nâng mức quy định từ 150% lên 200% lãi suất cơ bản, Phó Thống đốc nêu quan điểm đồng tình với lập luận của UB Pháp luật của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) là nếu cho rằng không nên sử dụng lãi suất cơ bản làm lãi suất tham chiếu trong quan hệ dân sự vì đây là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, thì lãi suất tái cấp vốn - theo nhiều ý kiến đề nghị - cũng có chức năng tương tự như vậy.

pho thong doc nhnn nguyen dong tien de nghi quy dinh muc lai suat "cung" la 20%/nam.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đề nghị quy định mức lãi suất "cứng" là 20%/năm.

Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay tiêu dùng của một hay một số ngân hàng thương mại có tỷ trọng tín dụng lớn, hay lãi suất trái phiếu Chính phủ... cũng là những mức lãi suất không phổ biến và không dễ tiếp cận với phần lớn người dân.

Theo hướng này, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến đề nghị quy định theo phương án thứ nhất là không tham chiếu lãi suất nào cả mà quy định mức lãi suất cứng, cụ thể là 20%/năm.

Tuy nhiên, để rõ ràng hơn, ông Tiến cũng kiến nghị nên quy định rõ hơn, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay,  trừ  lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thương mại được cấp phép theo quy định của pháp luật của ngân hàng.

Phó Chánh án TAND tối cao Tống Anh Hào lập luận, muốn chống cho vay nặng lãi thì phải xây dựng được mức trần  lãi suất, còn để theo thỏa thuận thì đồng nghĩa không có tội cho vay nặng lãi.

Chưa yên tâm với hướng biện giải của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Hào cũng lo ngại, nếu để cố định là 20%/năm thì khi có biến động về tiền tệ lại phải sửa luật. Thực tế, tòa án hiện vẫn xử dựa theo lãi suất cơ bản công bố từ 2009 đến nay.

Cùng cảm giác “chưa yên tâm”, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nhận xét, nghe Phó Thống đốc nói xong vẫn “thấy mông lung quá, không biết bao nhiêu phần trăm là hợp lý”. Ông Sơn cũng giữ quan điểm cho rằng cần quy định trần lãi suất mới xử lý được vấn đề này chứ đưa con số cố định vào luật thì không ổn.

(Theo Dân Trí)

 

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Cần tính lại trần lãi suất - giá của đồng tiền

Chống cho vay nặng lãi: “Phó thống đốc nói mông lung quá”

Tín dụng đen giăng bẫy khắp nơi

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ