tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Người Việt phóng tay vay xài, công ty tài chính lãi lớn

  • Cập nhật : 29/08/2017

Lãi suất lên tới 40-45% mỗi năm, nhưng người Việt vẫn phóng tay vay tiêu dùng vì dễ vay, dễ xài và trở thành các cỗ máy in tiền cho các công ty tài chính. 

cac cong ty tai chinh moi goi vay tieu dung ngay tai cac trung tam dien may de thu hut khach hang. du dieu kien vay tieu dung rat thoang nhung lai suat cao, do vay nguoi vay nen than trong, tim hieu ky lai suat cung nhu cac dieu khoan rang buoc truoc khi ky hop dong - anh: quang dinh

Các công ty tài chính mời gọi vay tiêu dùng ngay tại các trung tâm điện máy để thu hút khách hàng. Dù điều kiện vay tiêu dùng rất thoáng nhưng lãi suất cao, do vậy người vay nên thận trọng, tìm hiểu kỹ lãi suất cũng như các điều khoản ràng buộc trước khi ký hợp đồng - Ảnh: Quang Định

Mới chỉ phát triển mạnh trong vòng 3-5 năm nhưng thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang “nở nồi”, dự kiến từ con số dư nợ hiện tại đạt gần 600.000 tỉ đồng đến năm 2019 thị trường này sẽ cán mốc 1 triệu tỉ đồng. 

Con gà đẻ trứng vàng

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng Thịnh Vượng (VPBank) cho biết Công ty tài chính FE Credit, công ty con mà VPBank nắm 100% vốn, phê duyệt đến 240.000 khoản vay mỗi tháng, tương đương 2,8 triệu khoản vay mỗi năm.

Con số khủng về số khoản vay cộng với mức lãi suất cho vay cao đã đóng góp đến hơn một nửa vào lợi nhuận của ngân hàng mẹ là VPBank. Do tỉ lệ sinh lãi cao, FE Credit được ông Vinh ví như “con gà đẻ trứng vàng”.

Điều đáng nói là trước đó, VPBank đã có ý định bán FE Credit để tăng vốn, nhưng sau khi cân nhắc ngân hàng này đã rút lại quyết định và thay vào đó chọn phát hành thêm cổ phiếu của VPBank.

Tương tự, năm 2016 Công ty tài chính HD SaiSon cũng đạt mức lãi 440 tỉ đồng và góp xấp xỉ 1/3 trong tổng lợi nhuận của HDBank.

Lợi nhuận của HD SaiSon cũng tăng theo từng năm, đạt 175 tỉ và 280 tỉ đồng lần lượt cho hai năm 2014 và 2015.

Trong khi đó tăng trưởng doanh số cho vay của Home Credit trong năm 2016 cũng lên đến 94%, riêng trong năm 2016 công ty có thêm 1,9 triệu khách hàng mới nâng tổng khách hàng lũy kế đến cuối năm 2016 lên mức 4,9 triệu người.

Sau 7 năm hoạt động tại Việt Nam, tăng trưởng bình quân của Home Credit của đạt 57%.

Cho vay tiêu dùng liên tục tăng theo chiều thẳng đứng do các công ty này đi vào thị trường ngách với số tiền nhỏ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, cho người thu nhập thấp và trung bình. 

Người vay không cần thế chấp, đã thế việc phê duyệt khoản vay cũng dễ dàng hơn nhiều so với ngân hàng.

Theo đó khoản vay có thể phê duyệt trực tuyến hoặc trong vòng 24g trong khi các ngân hàng phải mất trung bình vài ngày.

Điều kiện cho vay cũng dễ dàng hơn: người vay chỉ cần chứng minh nguồn thu, tỉ lệ duyệt lên đến 70-80% trong khi ngân hàng ngoài nguồn thu còn yêu cầu nhiều điều kiện khác và tỉ lệ duyệt chỉ từ 50-60%.

Do độc quyền phân khúc này cộng với rủi ro cao vì cho vay tín chấp nên mức lãi vay mà các công ty tiêu dùng này đưa ra lên đến 40 – 45%/năm, tùy thuộc vào lịch sử tín dụng của khách hàng.

bat chap lai vay cao, nhieu nguoi van do xo di vay tin chap de mua dien thoai, tivi, tu lanh...

Bất chấp lãi vay cao, nhiều người vẫn đổ xô đi vay tín chấp để mua điện thoại, tivi, tủ lạnh...

Miếng bánh nhiều ngân hàng chia nhau

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tính toán, tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của phân khúc cho vay tiêu dùng đạt khoảng 20% so trung bình ngành ngân hàng là 2,9%, tức gấp gần 7 lần ngân hàng.

Chính mức lãi hấp dẫn này khiến cuộc cạnh tranh của thị trường này cũng ngày một gay gắt hơn. Hàng loạt ngân hàng đã lập kế hoạch tấn công vào thị trường này thông qua việc lập mới hoặc mua lại các công ty tài chính.

Chẳng hạn, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mua lại công ty tài chính cổ phần Vinaconex Viettel (VVF).

Một ngân hàng khác là Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) mua lại Công ty tài chính cổ phần Hóa Chất, chuyển thành công ty tài chính TNHH MTV Kỹ thương.

Ngân hàng Maritime Bank cũng đã mua lại công ty tài chính cổ phần Dệt may còn Ngân hàng Quân Đội (MBBank) nhận sáp nhập công ty tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC), thành lập công ty Tài chính TNHH MTV MB…

Khoảng một năm trở lại, song song với việc cho vay để mua hàng hóa, nhiều công ty tài chính còn đẩy mạnh cho vay bằng tiền mặt khiến lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng.

Điều kiện vay rất dễ đang thay đổi thói quen của đối tượng vay là những người trẻ, có thu nhập trung bình.

Thay vì vay từ người thân, bạn bè, họ quay sang vay mượn từ các công ty tài chính.

Tuy nhiên, cũng đã có nhiều vụ kiện xảy ra do người dùng không thể trả nổi khoản nợ, dễ dàng đi vay mà không tính đến lúc phải trả.

Những trường hợp này, theo các chuyên gia, cả người tiêu dùng và công ty tài chính phải đều đề phòng để tránh rủi ro.

 4 đại gia cho vay tiêu dùng

Trên thị trường hiện tại, 4 công ty gồm FE Credit, Home Credit, HD Saison và Prudential Finance nắm đến 80% thị phần công ty tài chính tiêu dùng đồng thời chạy đua trong việc hình thành các liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ.

Dạo qua các cửa hàng bán lẻ điện thoại, máy tính lớn như FPT Shop, Thế Giới Di Động hay các siêu thị điện máy có thể dễ dàng thấy sự hiện diện của các công ty tài chính tại đây.

Người vay có thể vay rất dễ dàng, nhưng cũng nên có một kế hoạch tài chính cá nhân tốt để đảm bảo các khoản vay được trả đúng hạn, tránh tình trạng xảy ra chậm trả bị phạt dẫn đến mức lãi suất chi trả cao hơn ban đầu.

 

ÁNH HỒNG
Theo Tuoitre.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục