Thái độ tốt là nền tảng tạo nên một nhân viên giỏi, người có thể mang tới giá trị cho văn hóa doanh nghiệp của họ. Rốt cuộc, kỹ năng chuyên môn tuyệt vời có là gì nếu không có một thái độ tích cực và thấu đáo?
CV ứng tuyển nào mất điểm với nhà tuyển dụng?
- Cập nhật : 09/03/2021
Bạn đã gửi CV ứng tuyển đến một số nơi nhưng không có phản hồi? Bạn kiên nhẫn chờ đợi nhưng vẫn không nhận được lời mời phỏng vấn? Nếu bạn rơi vào tình trạng trên thì đã đến lúc bạn cần nghiêm túc nhìn nhận và kiểm tra lại cách viết CV và thông tin đi kèm.
Có thể bạn đã mắc sai lầm ở một số điểm nào đó. Ở góc nhìn từ các chuyên gia tuyển dụng, họ sẽ cảm thấy mất thiện cảm và sẵn sàng bỏ qua với những bản CV mà thể hiện sự cẩu thả, hời hợt, thiếu đầu tư của ứng viên. Dưới đây là 6 điểm bạn nên tránh.
Trình bày CV lộn xộn, không thu hút
Đầu tiên là cách trình bày CV ứng tuyển. Đây là “bộ mặt” của bạn nếu ví như nó là đại diện cho bản thân bạn. Nhà tuyển dụng sẽ hài lòng nếu nhìn vào CV của bạn thấy được cách trình bày có đầu tư như các đề mục được sắp xếp hợp lí, màu sắc hài hòa hoặc hợp với màu đặc trưng doanh nghiệp, độ dài từng mục hợp lý, vừa phải không quá ngắn nhưng cũng không dài dòng; phông chữ đơn giản, rõ ràng, dễ đọc (Font thường dùng là Helvetica, Proxima Nova, Garamond…). Ngoài ra những mục quan trọng cần được nhấn mạnh bằng cách tô đậm, đặt ở vị trí dễ thấy nhất…
Để biết cách trình bày chuyên nghiệp, bạn có thể tải mẫu CV xin việc hiện đại và chuyên nghiệp tại VietCV- công cụ tạo CV miễn phí trên cả laptop và điện thoại – để tham khảo.
Mắc lỗi về chính tả hay cách sử dụng câu từ
Đây chính là lỗi gây mất điểm nghiêm trọng. Một số ứng viên có xu hướng viết cẩu thả, sai chính tả và dùng từ chưa chính xác. Một số còn chèn vào trong CV những từ nước ngoài (thường là tiếng Anh), sử dụng tiếng lóng… Tất cả đều gây ra sự khó chịu và rối rắm cho người đọc. Họ không muốn mất thời gian khi mà có nhiều hồ sơ chuẩn hơn đang chờ đợi.
Kỹ năng “không ăn khớp” với yêu cầu công việc
Bạn đã nghiên cứu và tìm hiểu yêu cầu kỹ năng cần cho công việc mình ứng tuyển chưa? Điều này rất quan trọng vì bạn sẽ biết được kỹ năng nào cần thiết phải có. Khi nắm được tính chất công việc bạn sẽ phải điều chỉnh lại bản CV sao cho thích hợp với tiêu chí nhà tuyển dụng để không bị “lệch pha”.
Viết mục kinh nghiệm không hợp lí
Nếu CV ứng tuyển không “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng thì cần xem lại mục kinh nghiệm. Có phải bạn đã chọn lọc 2 -3 vị trí tiêu biểu nhất mình từng làm hay chưa? Những việc làm, kinh nghiệm đó có thực sự liên quan đến công việc ứng tuyển? Bạn đã học được những gì giá trị qua quá trình làm việc đó? Bạn chỉ nên liệt kê một vài công việc cùng lĩnh vực, có thời gian lâu nhất, vị trí cao nhất bạn từng đảm nhận, dự án hiệu quả nhất bạn đã thực hiện, bạn đã học được điều gì giá trị, rèn luyện được điều gì có ích cho bản thân, cho công việc ứng tuyển.
Thiếu dẫn chứng kèm theo
Bạn đã viết trong CV mình là một ứng viên giàu kinh nghiệm, có đủ các kỹ năng cho công việc. Vậy điều quan trọng nhất là làm sao có thể thuyết phục nhà tuyển dụng tin điều bạn viết là có cơ sở. Các thông tin dự án, sản phẩm, vị trí bạn đảm nhận, kết quả đạt được, giải thưởng… có kèm theo dẫn chứng hay không? Bạn có đính kèm trong CV hay không?
Một số ứng viên viết quá nhiều trong CV nhưng thiếu dẫn chứng kèm theo hoặc chọn dẫn chứng không có giá trị. Bạn cần kiểm tra lại những điều này đảm bảo đủ sức thuyết phục cho những gì bạn viết. Đừng chỉ viết chung chung sẽ làm nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người thiếu trung thực, thích tâng bốc bản thân.
Thông tin liên hệ
Một số ứng viên thiếu kinh nghiệm thường để lại thông tin là địa chỉ email bằng biệt danh thay vì họ tên thật. Điều này là một sai lầm, chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Thay vào đó bạn nên để số điện thoại, địa chỉ rõ ràng, lập địa chỉ email bằng tên thật của bạn để tạo sự tin cậy, trưởng thành với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đã kiên trì gửi CV ứng tuyển và đợi chờ một cuộc phỏng vấn nhưng không có kết quả thì đừng vội nản lòng. Cơ hội luôn rộng mở cho những ai không ngừng nỗ lực kiên trì và học hỏi để hoàn thiện. Hãy tham khảo những lỗi trong CV gây mất điểm với nhà tuyển dụng để từ đó rút ra bài học cho mình.
Đặng Hảo