Marketing luôn giữ vững ngôi vị của mình trong số những ngành nghề thời thượng, có sức hút mạnh với các bạn trẻ nhờ vào tính chất năng động, thú vị, đầy sáng tạo của nó. Và bạn có từng tự hỏi, một nhân sự khi ứng tuyển vào ngành marketing thì cần tới những kỹ năng gì nổi bật? Đâu là những yếu tố mang tính cần phải có trong bản CV xin việc Marketing?
6 lỗi nên tránh khi viết CV xin thực tập
- Cập nhật : 12/01/2021
Để ứng tuyển vị trí thực tập, bạn cũng cần chuẩn bị bản CV hoàn chỉnh và thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn. Bản CV xin thực tập cũng quan trọng không kém CV xin việc nếu như bạn thực sự mong muốn có được vị trí thực tập đó.
Theo các chuyên gia nhân sự, khi chọn lọc CV thực tập sinh, yếu tố kinh nghiệm không quá quan trọng. Yếu tố hình thức trình bày, học vấn, kỹ năng, tư duy phù hợp với công việc và môi trường thực tập mới là điều cần bạn lưu tâm. Tuy nhiên rất nhiều ứng viên vẫn chưa nắm được điều này nên còn mắc một số lỗi cơ bản. Để nắm bắt được cơ hội phỏng vấn, khi viết CV xin thực tập bạn cần tránh 6 lỗi sau đây.
- Không chú trọng hình thức trình bày
Nếu bạn không có khả năng thiết kế một bản CV chuyên nghiệp như các mẫu CV đẹp thì tốt nhất nên nhờ người có chuyên môn. Hình thức CV không phải yếu tố quyết định nhất nhưng nó sẽ góp phần đánh giá tính cách, cách nhìn nhận về công việc của ứng viên. Một bản CV đẹp mắt, trình bày hợp lý, màu sắc phù hợp với màu đặc trưng của công ty là bước tạo ấn tượng đầu tiên sẽ làm người đọc tiếp cận nội dung.
Một số CV còn mắc lỗi viết quá dài dòng, lan man hoặc trình bày rời rạc, rập khuôn. Bạn nên lưu ý vấn đề này nếu không muốn bị nhà tuyển dụng bỏ qua.
- Dùng ngôn từ sáo rỗng
Những sinh viên mới tốt nghiệp thường thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi viết CV họ dùng rất nhiều ngôn từ mang tính “đao to búa lớn” như “đóng góp cho sự phát triển”, “trở thành thực tập sinh tài năng có nhiều cống hiến cho công ty”. Ứng viên viết nhiều về mục tiêu, ước mơ nhưng mang tính chung chung mà không có kế hoạch rõ ràng cụ thể bằng hành động.
- Sai ngữ pháp và chính tả
Hoặc có thể cẩu thả, hoặc có thể bạn không nhận biết được các lỗi sai. Dù lí do như thế nào thì một bản CV xin thực tập sai chính tả và ngữ pháp cũng gây mất điểm nghiêm trọng. Các lỗi sai chứng tỏ sự thiếu thận trọng và năng lực sử dụng ngôn ngữ hạn chế của ứng viên. Có thể CV của bạn sẽ bị bỏ qua để nhường cơ hội cho các ứng viên khác với bản CV tốt hơn.
- Một CV viết gửi cho nhiều nhà tuyển dụng
Việc dùng một bản CV chung cho tất cả các vị trí ứng tuyển, các công ty khác nhau sẽ làm cho CV của bạn thiếu nét đặc trưng, thiếu cá tính. Bạn không nêu được điểm nổi bật nhất, điểm phù hợp nhất của bản thân với công ty ứng tuyển do không truyền tải được hết các điểm mạnh của bản thân tương đồng với tính chất công việc.
Để tránh lỗi này, bạn cần nghiên cứu kỹ công ty và công việc mà bạn ứng tuyển, tìm hiểu những tiêu chí mà họ yêu cầu đối với thực tập sinh. Sau đó bạn dựa vào đó để truyền tải thông điệp tại sao bản thân chính là người phù hợp nhất mà không phải ai khác.
- Không nhấn mạnh thành tích và hoạt động thực tế khi học tập
Điểm số cao chỉ là một điểm cộng nhưng chưa phải là tất cả. Bạn không nên tập trung khoe các điểm số mà thay vào đó nhấn mạnh các hoạt động và thành tích liên quan.
Nhà tuyển dụng có nhu cầu xem trọng các hoạt động thực tế mà ứng viên tham gia trong suốt quá trình học tập. Những hoạt động này bao gồm về trau dồi chuyên môn và cả kỹ năng xã hội. Bạn đã tham gia hoạt động thực tiễn nào, đạt được thành tích gì đáng kể không, bạn có tham gia các câu lạc bộ chuyên ngành và đóng góp được gì hay không?... Tất cả điều này nên được khéo léo đề cập trong CV để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thay vì bị bỏ qua.
- Đưa quan điểm cá nhân vào CV
Bản chất của CV dù xin việc hay thực tập cũng là hồ sơ trình bày thông tin cá nhân, chuyên môn, học vấn, kỹ năng và một số yếu tố liên quan chứng tỏ bạn là người thích hợp đảm nhận vị trí ứng tuyển. Đó không phải là nơi thích hợp để bạn bày tỏ suy nghĩ hay quan điểm riêng. Chẳng hạn nhiều người còn mắc lỗi là viết trong CV như “Trong công việc tôi ghét người lười biếng; Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ; Tôi ghét người hay nịnh bợ, tôi làm việc dựa vào năng lực chính mình để đạt kết quả tốt; Tôi đoàn kết với đồng nghiệp để giúp đỡ nhau chứ không ganh tị, chia rẽ…”. Khi viết như thế này sẽ làm cho bạn trở nên ngô nghê, thiếu chuyên nghiệp.
Viết một bản CV xin thực tập tốt không chỉ chứng minh được kỹ năng của bạn mà còn thể hiện được sự đầu tư, coi trọng cơ hội và thái độ nghiêm túc trong công việc. Với một bản CV chỉn chu. chuyên nghiệp, đánh trúng tâm lí nhà tuyển dụng, bạn có thể nắm bắt cơ hội việc làm thực tập sinh nơi bạn mong muốn.
Đặng Hảo