Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc sở hữu một phần hoặc toàn bộ các thương hiệu lớn có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của người dân Mỹ.
Nhiều hãng công nghệ Trung Quốc đổ bộ vào thị trường Việt Nam
- Cập nhật : 11/05/2017
Nhờ có lợi thế về chi phí nhân công thấp, nhiều công ty Trung Quốc đã mở rộng sang Việt Nam từ đầu những năm 2000.
Với những startup đang tính tới chuyện nhảy vào thị trường Đông Nam Á thì Việt Nam, vốn là một thị trường có nhiều dân số trẻ và có tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh, là một bàn đạp đáng chú ý trước khi mở rộng sang các thị trường lớn khác.
Theo Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham), tầng lớp trung lưu và khá giả tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2014 - 2020, từ 12 triệu người lên 33 triệu người. Chi phí tại Việt Nam cũng khá rẻ, từ chi phí lao động và sinh hoạt cho đến chi phí marketing. Theo chỉ số Big Mac Index được cập nhật vào tháng 1/2017, một chiếc bánh Big Mac tại Việt Nam có giá bình quân là 2,66 USD, thấp hơn so với mức 5,06 USD tại Mỹ hay 2,83 USD tại Trung Quốc.
Công ty Trung Quốc đổ bộ vào thị trường Việt Nam
Có lợi thế về chi phí nhân công thấp và vị trí địa lý, nhiều công ty Trung Quốc đã mở rộng sang Việt Nam từ đầu những năm 2000. Các công ty này có quy mô và lĩnh vực hoạt động khá đa dạng, như công ty vận chuyển SF Express, tập đoàn chuyên về thiết bị gia dụng Midea và cả ứng dụng mạng xã hội cho người đồng tính là Blued.
Đại gia công nghệ Trung Quốc Tencent cũng đầu tư vào VNG, tập đoàn công nghệ của Việt Nam vốn nổi tiếng với ứng dụng nhắn tin di động số 1 thị trường Zalo. Trong khi đó, Alibaba cũng đã đầu tư tới 1 tỷ USD vào trang thương mại điện tử Lazada để mở rộng hoạt động tại thị trường Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent cũng từng đạt đến cột mốc 1 triệu người dùng tại Việt Nam vào đầu năm 2013 trước khi rút khỏi thị trường này.
Các doanh nghiệp Trung Quốc thường đặt trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất Việt Nam và cũng là trung tâm thương mại, văn hóa của cả nước.
Trong số những doanh nghiệp này, công ty được cho là có tốc độ bản địa hóa nhanh chóng nhất là Midea. Midea đã sớm mở rộng sang Việt Nam để xây dựng cơ sở sản xuất từ năm 2007 và từng đoạt giải thưởng 1 trong 10 thương hiệu tốt nhất được sản xuất tại Việt Nam hồi năm 2015.
Còn SF Express thì đã mở rộng sang Việt Nam từ năm 2013 với dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng trong một trao đổi qua email, hãng này cho rằng họ chỉ mới thành lập chi nhánh ở Việt Nam và từ chối bình luận về tình hình mở rộng ở đây.
Ngoài ra, ứng dụng mạng xã hội dành cho người đồng tính Blued cũng đã mở rộng sang Việt Nam từ tháng 5/2016. Chia sẻ với trang TechNode, ứng dụng này cho biết đã có tổng cộng gần 700.000 người dùng, gần 2 triệu tin nhắn được gửi đi hằng ngày thông qua Blued và gần 1.000 nhóm trò chuyện thường xuyên hoạt động trên ứng dụng này.
"Nhóm tuổi phổ biến trên ứng dụng này là từ 18-25 tuổi, chủ yếu ở TPHCM, Hà Nội, Nha Trang và những thành phố lớn khác", Jason Li, người quản lý bộ phận tiếp thị nước ngoài tại Blued nói.
Blued hiện có hai nhân viên làm việc toàn thời gian và một nhân viên làm bán thời gian tại TPHCM, ngoài ra hãng còn có một nhân viên Việt Nam tại trụ sở Bắc Kinh.
An Phong
Theo nhipcaudautu.vn