Khi những người khổng lồ gục ngã, những khoảng trống tại các nước đang phát triển được các ngân hàng trong nước lấp đầy trong khi những tổ chức phi tài chính sẽ là người thay thế ở các nước phát triển.
Tỷ phú nước ngoài thâu tóm Bia Sài Gòn: Tiền nhiều = Chắc thắng
- Cập nhật : 18/12/2017
"Nếu nhà đầu tư không vi phạm quy định pháp luật Việt Nam thì dù từ Mỹ, Anh, Nhật, Thái hay Việt Nam cứ thực hiện đúng quy chế của thương vụ Sabeco này là được quyền mua", ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính nói.
ThaiBev thâu tóm một loạt thương hiệu lớn Việt Nam
Tập đoàn ThaiBev của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đang là ứng cử viên sáng giá nhất với việc đăng kí mua 51% cổ phần của Sabeco trong đợt chào bán cạnh tranh vào ngày 18/12 tới đây.
Thương vụ này thành công, Sabeco sẽ được bổ sung vào bộ sưu tập những doanh nghiệp lớn của Việt Nam do tập đoàn của tỷ phú Thái Lan đang nắm, ngoài Vinamilk, Metro Cash & Carry Việt Nam, Phú Thái Group...
"Nếu nhà đầu tư không vi phạm quy định pháp luật Việt Nam thì dù từ Mỹ, Anh, Nhật, Thái hay Việt Nam cứ thực hiện đúng quy chế của thương vụ Sabeco này là được quyền mua", ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định với P.V.
Việc dư luận băn khoăn về một tập đoàn nước ngoài thâu tóm một loạt các thương hiệu lớn của Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng không thể vì công ty đó hiện đang nắm giữ nhiều doanh nghiệp mà hạn chế việc mua bán của họ.
"Nếu các tập đoàn nước ngoài vào nắm thương hiệu này, thương hiệu kia mà ảnh hưởng đến Việt Nam, khi đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Việc tập đoàn nước ngoài vào lũng đoạn thị trường, làm giá, thâu tóm giá, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến Việt Nam... khi đó, các cơ quan quản lý pháp luật, quản lý nhà nước sẽ "thổi còi". Nhưng đó không phải việc của thương vụ mua bán này, không thể hạn chế vì người ta mua nhiều", ông Tiến phân tích.
Ông Tiến cho biết thêm một trong những yêu cầu của Chính phủ khi đưa ra quy chế đấu giá bán vốn doanh nghiệp nhà nước là nhà đầu tư phải cam kết giữ thương hiệu. Như phân tích của ông Tiến, trên thực tế, nhà đầu tư bỏ tiền ra mua doanh nghiệp có thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường cũng sẽ không vứt bỏ thương hiệu đang lợi thế đó đi.
Tuy vậy, theo vị Cục trưởng, việc dư luận có ý kiến trái chiều là một điều rất tốt để Ban chỉ đạo của thương vụ bán vốn Sabeco là Bộ Công Thương cân nhắc soát xét lại thận trọng hơn. Việc soát xét sẽ có luật sư, tư pháp, pháp chế để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định.
Trong trường hợp của Sabeco quy chế đấu giá quy định không khống chế khối lượng, ai trả giá cao nhất người đó được mua. Khi đó, việc mua bán sẽ theo quy tắc thị trường.
Đã qua hạn chót nộp đăng ký mua cổ phần tại Sabeco, cập nhật chiều 17/12, Bộ Công Thương đã ra thông báo có 1 cá nhân và 1 tổ chức đăng ký mua 343,68 triệu cổ phần. Lượng đăng kí đã vượt lượng chào bán 20 nghìn cổ phần.
Theo nguồn tin của Infonet, nhà đầu tư là tổ chức đã đặt cọc mua toàn bộ 343,66 triệu cổ phần, bằng đúng lượng Bộ Công Thương chào bán. Nhà đầu tư còn lại là cá nhân đặt cọc mua 20 nghìn cổ phần.
Trước đó thì Bộ Công Thương xác nhận Vietnam Beverage - pháp nhân của tập đoàn ThaiBew đăng ký mua khối lượng cổ phần 51% vốn điều lệ Sabeco. Dễ hiểu, Vietnam Beverage đã muốn tăng lượng sở hữu cổ phần Sabeco lên 53,59%, tức là toàn bộ số cổ phần Sabeco mà Bộ Công Thương muốn bán ra lần này.
ThaiBev đã chuẩn bị rất kỹ để thâu tóm Sabeco
"ThaiBev đã có kế hoạch mua cổ phần của Sabeco từ lâu trước khi thương vụ mua bán chính thức bắt đầu. Họ dường như chấp nhận mọi yêu cầu được đưa ra”, Hãng tin Reuters dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết vào hôm thứ ba.
Nikkei cũng cho rằng ThaiBev đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để có thể mua thâu tóm được 51% cổ phần tại Sabeco. Theo thông lệ, với tư cách là một công ty nước ngoài, ThaiBev chỉ được mua dưới 40% vốn cổ phần Sabeco. Nhưng ThaiBev đã thực hiện việc mua thông qua chi nhánh tại Việt Nam của Tập đoàn đó là Vietnam Beverage.
Theo quy định, với việc Sabeco đang có 9% sở hữu nước ngoài, room ngoại cho lần bán vốn tại Sabeco còn không quá 39% vốn điều lệ.
Thực tế, Bộ Công Thương đã coi chi nhánh của ThaiBev như một nhà đầu tư trong nước. Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương - Trưởng Ban Tổ chức chào bán cạnh tranh Sabeco xác nhận với P.V: "Vietnam Beverage vẫn có đủ điều kiện để mua thâu tóm toàn bộ 53,59% vốn điều lệ của Sabeco nếu muốn".
Hiện Sabeco nắm hơn 40% thị phần bia Việt Nam, một số nhãn hiệu như 333 được biết đến trên toàn thế giới. Thị trường trong nước dự kiến đạt 4 tỷ lít vào trong năm 2017, tăng từ 3 tỷ lít vào năm 2012.
Nikkei cũng nhận định trong khi tiêu thụ bia ở Nhật Bản đang giảm và tương tự ở một số nước phát triển khác, Việt Nam với độ tuổi trung bình là 29, đang là một trong những thị trường bia hứa hẹn nhất thế giới.
Theo Infonet