Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của một công ty là lựa chọn logo phù hợp. Quá trình này đòi hỏi tầm nhìn, thời gian và cả tiền bạc. Tuy nhiên, chi phí để tạo ra logo của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới dưới đây có thể mang đến nhiều bất ngờ.
Ông chủ Dr Thanh muốn bán Tân Hiệp Phát cho nhà đầu tư ngoại
- Cập nhật : 26/04/2016
(Kinh doanh)
Theo Wall Street Journal, nếu thương vụ thành công, ông chủ Tân Hiệp Phát có thể thu về tới 2 tỷ USD.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tập đoàn đồ uống Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm nhà đầu tư ngoại, bằng việc bán một lượng cổ phần thiểu số. Theo một nguồn tin thân cận, nếu thương vụ hoàn tất, Tân Hiệp Phát có thể được định giá lên tới 2 tỷ USD.
Cũng theo nguồn tin này, công ty kêu gọi đầu tư nước ngoài để thực hiện các kế hoạch mở rộng kinh doanh. Tân Hiệp Phát cũng đã thuê một ngân hàng đầu tư nước ngoài để tư vấn cho thương vụ.
Tập đoàn đồ uống trên thuộc sở hữu của gia đình ông Trần Quý Thanh, là một trong những công ty tiêu dùng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, kinh doanh đồ uống, nước giải khát, nổi tiếng.
Được thành lập vào năm 1994 tại Bình Dương, tập đoàn này phủ rộng sản phẩm tại 6 quốc gia, gồm Australia, Canada và Trung Quốc với hơn 4.000 nhân viên. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có 4 nhà máy.
Tham gia thị trường khá muộn (từ năm 2006), nhưng Tân Hiệp Phát tăng tốc rất nhanh. Năm 2013, thị phần tiêu thụ của nhãn hàng này chiếm tới 22,65%, PepsiCo chiếm 25,5%, Coca-Cola Việt Nam giữ 10,5% thị phần, còn lại là của các nhãn hiệu khác. Nguồn: VietinbankSC.
Theo nguồn tin thân cận, kế hoạch bán cổ phần của tập đoàn vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, có thể diễn ra hoặc không. Ông Trần Quý Thanh, chủ sở hữu công ty, không đưa ra bình luận cho sự việc này.
Hiện gia đình ông Thanh sở hữu 100% cổ phần của doanh nghiệp. Cổ đông lớn nhất công ty là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, với 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
Giới chuyên môn nhìn nhận, nếu thành công, thương vụ này sẽ thúc đẩy thêm làn sóng M & A (mua bán, sáp nhập) tại Việt Nam. Sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần tại các công ty tiêu dùng Việt Nam.
Cuối năm ngoái, tập đoàn bia Singha Thái Lan đầu tư 1,1 tỷ USD để mua lại 2 công ty con của tập đoàn Massan. Đây là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, hiện tập đoàn bán lẻ của Pháp Groupe Casino SA cũng đang rao bán mảng bán lẻ tại Việt Nam, và đang nhận được sự quan tâm của một số nhà đầu tư Thái Lan và Nhật Bản.