tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giải mã tư duy nhà đầu tư

  • Cập nhật : 15/06/2016

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư thường nghĩ gì? Họ sẽ chọn giải pháp đầu tư mang yếu tố rủi ro cao hay giải pháp an toàn nhằm bảo đảm cho nguồn vốn đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn…

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Tư duy của một nhà đầu tư

Ngược dòng lịch sử trở về 4.500 năm trước, nguồn gốc đầu tư tài chính khởi nguồn từ câu chuyện một vị trụ trì đền thờ mang những cống vật giá trị cho người nông dân vay để mua hạt giống, sau đó, người nông dân đã  hoàn trả lại cho đền thờ số cống vật anh ta đã vay cùng với lãi suất.

Trải qua hàng thế kỷ, hệ thống cho vay – trả lãi này luôn được sử dụng trong giao thương giúp cho đầu tư tài chính phát triển. (Nguồn: http://viking.som.yale.edu/will/finciv/chapter1.htm)

Tư duy của những nhà đầu tư thời hiện đại về cơ bản rất giống tư duy vị trụ trì nêu trên. Quá trình tư duy đó bao gồm 10 bước cơ bản:

1. Tôi đang có nguồn vốn nhàn rỗi.

2. Nguồn vốn của tôi cần phải được sinh lời bằng nhiều cách.

3. Tôi  tìm kiếm các công ty đang cần vốn để phát triển.

4. Tôi muốn đầu tư vào các công ty uy tín có khả năng trả nợ đúng hạn với lãi suất cao.

5. Khi cơ hội đầu tư đến, tôi luôn cân nhắc những rủi ro và khả năng sinh lời đi kèm.

6. Tôi xác định đầu tư luôn song hành cùng rủi ro, vấn đề là tôi chọn mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

7. Tiếp theo, tôi đặt vấn đề trực tiếp với những người lãnh đạo của doanh nghiệp mà tôi muốn đầu tư về khoản đầu tư và các điều kiện đi kèm,  sau khi thương thảo thống nhất, chúng tôi ký hợp đồng.

8. Sau đó, tôi tiến hành thanh toán các khoản đầu tư.           

9. Tôi theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp được đầu tư để chắc chắn các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng được thực hiện cho đến khi toàn bộ khoản đầu tư và lãi suất được thanh toán đầy đủ.

10. Cuối cùng, tôi đánh giá các khoản đầu tư và tái đầu tư nếu kết quả đạt được như mong đợi.

“Đánh cược” trong đầu tư

Các “nhà đầu tư thiên thần” rất thích thử thách và luôn tìm kiếm “lực hấp dẫn” đi cùng khi ra quyết định tham gia “cuộc chơi” có yếu tố rủi ro. Họ “đánh cược” khi lựa chọn rót vốn vào các công ty khởi nghiệp vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc đầu tư đó giống như tham gia vào một “canh bạc”  vì chỉ có một số ít hoạt động đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp thực sự mang lại “bàn thắng”.

Thành hay bại phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin và khả năng tài chính của nhà đầu tư dành cho những doanh nghiệp này. Có nhiều công ty khởi nghiệp thành công vang dội nhưng số thất bại cũng không ít. Nhà đầu tư cần xác định đầu tư luôn song hành cùng rủi ro, vấn đề là chọn mức độ rủi ro chấp nhận được –  như bước thứ 6 trong 10 bước quá trình tư duy.

Tài chính tiêu dùng: Đầu tư vào con người

Việc ra quyết định đầu tư vào các CTTC giống như quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng và chấp nhận cho khách hàng tiềm năng vay của các CTTC. Do đó, nhà đầu tư có thể chọn rót vốn vào các CTTC như một cách gián tiếp đầu tư vào khách hàng có nhu cầu vay nhưng không thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.

Để giảm thiểu các rủi ro, các CTTC thường chỉ ưu tiên chọn những khách hàng có hồ sơ tín dụng tốt. Vì thế nhà đầu tư có thể dựa vào các lợi ích song phương, uy tín của thương hiệu, sự chuyên nghiệp của các CTTC để đưa ra quyết định cuối cùng.

Tài chính tiêu dùng: Thị trường năng động

Báo cáo Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam 2016 do StoxPlus thực hiện cho thấy ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đạt tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2015 với mức 44,1%, so với 18% của năm 2014. Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng/GDP ở mức 10,4%, tức 15,12 tỷ USD tính đến cuối năm 2015 so với 10,5 tỷ USD vào cuối 2014.

Theo dự báo của Tradingeconomics.com, đến năm 2020, chỉ số tiêu dùng của người Việt Nam sẽ tăng hơn 40% so với năm 2016. Ngày càng nhiều khách hàng sẵn sàng chi tiêu mua sắm các thiết bị gia dụng và các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, với sự tham gia của các thương hiệu mới, mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiêu dùng sẽ còn gia tăng và ngày một khốc liệt hơn.

Bảo chứng cho giải pháp đầu tư an toàn Đích đến hoàn hảo nhất của các dự án đầu tư chính là thu về lợi nhuận cao nhất từ nguồn vốn ban đầu. Đây là điểm giao của bước 5,6,7 trong quá trình tư duy mà nhà đầu tư cân nhắc.

FE CREDIT am hiểu, luôn vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm được đúc kết và đồng thời áp dụng rất nhiều bước quản trị rủi ro đủ để nói rằng kiểm soát rủi ro là trọng tâm chính trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh cho đến nay chính là minh chứng đối với khách hàng và các nhà đầu tư.

Truy cập: www.fecredit.com.vn hoặc liên hệ (08) 39 115 212/ treasury@fecredit.com.vn để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư cùng FE CREDIT.

 


Phương Anh
(Thời báo Ngân hàng)

Trở về

Bài cùng chuyên mục