Acecook tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường mì ăn liền. Tuy nhiên trong 4 năm qua, Acecook cùng với Asia Foods đã để mất rất nhiều thị phần vào tay Masan Consumer.
EVN chật vật thoái vốn ngoài ngành
- Cập nhật : 02/10/2015
(Doanh nghiep)
Tính tới hết tháng 8.2015, tổng giá trị thoái vốn, giảm vốn ngoài ngành nghề kinh doanh chính của EVN đạt 958,318 tỷ đồng. EVN còn sở hữu 20% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu, 16% cổ phần tại ABBank, 11,49 triệu cổ phần của ABS và 16,5% cổ phần Công ty tài chính điện lực.
Theo yêu cầu, đến hết năm 2015, EVN phải thoái hết vốn tại 7 công tycổ phần. Song trên thực tế tập đoàn này đang thoái vốn hết sức chật vật.
Muốn bán nhưng thiếu người mua
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sẽ phải vừa tổ chức đấu giá; đồng thời tìm kiếm các đối tác để chuyển nhượng cổ phần của tập đoàn này tại các doanh nghiệp chứng khoán, bất động sản, cơ khí...
Hiện EVN đang bổ sung hồ sơ công bố thông tin về thoái vốn tiếp theo tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC). EVN sẽ triển khai thực hiện ngay sau khi Bộ Công thương phê duyệt mức giá khởi điểm để bán đấu giá.
Trước đó, EVN đã chuyển nhượng 1 triệu cổ phần GIC cho Công ty International ERGO, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 22,5% xuống còn 20% vốn điều lệ của GIC.
ại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), EVN chỉ còn lại vốn là phần lợi nhuận được chia bằng cổ phiếu, tiền mặt tại ABBank. EVN đang thực hiện các thủ tục tiếp theo để chuẩn bị tổ chức bán đấu giá công khai 76.656.018 cổ phần ABBank, tương đương 16,02% vốn điều lệ ngân hàng này trong tháng 10.2015.
Ngoài ra, tập đoàn này cho biết đang xúc tiến làm việc với các nhà đầu tư về việc bán thỏa thuận số cổ phần chưa bán hết tại CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) do trước đó bán mà không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự.
Bên cạnh đó, EVN đang làm việc với các nhà đầu tư về việc mua thỏa thuận 3,75 triệu cổ phần còn lại tại EVNFinance (chiếm 1,5% vốn điều lệ của EVNFinance).
Cũng theo kế hoạch, đến hết năm 2015, EVN phải bán bớt phần vốn tại 4 công ty cơ khí để đảm bảo EVN chỉ còn nắm dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần nào tại những công ty này.
Theo yêu cầu, EVN phải thoái hết vốn tại 7 công ty cổ phần đến hết năm 2015. Tính tới hết tháng 8.2015, tổng giá trị thoái vốn, giảm vốn ngoài ngành nghề kinh doanh chính của EVN đạt 958,318 tỷ đồng. EVN còn sở hữu 20% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu, 16% cổ phần tại ABBank, 11,49 triệu cổ phần của ABS và 16,5% cổ phần Công ty tài chính điện lực.
Ông Trần Văn Hiền - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, tiến độ thoái vốn của EVN cũng như các tập đoàn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của đề án tái cơ cấu.
Theo kế hoạch thực hiện năm 2014 - 2015, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải thực hiện thoái vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực (chứng khoán, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) trên 25.000 tỷ đồng theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Lũy kế năm 2014 và 8 tháng 2015 (tính đến 19/8), các đơn vị đã thoái được hơn 8.000 tỷ đồng. Như vậy, số vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực này cần phải thoái tiếp đến cuối năm 2015 vẫn còn hơn 17.000 tỷ đồng.
Thoái vốn chật vật là… bình thường
Một chuyên gia kinh tế trong nước cũng nhận định, việc EVN thoái vốn chật vật là… bình thường, bởi khó có nhà đầu tư nào có tiền để mua hết được phần vốn cần thoái của EVN trong vài tháng nữa. “EVN muốn thoái hết vốn trong năm 2015 thì phải có cầu. EVN không thể “tung cung vô tội vạ” để thoái cho hết vốn trong năm 2015 mà cầu không theo được.
Thoái vốn hiện nay phải có người mua mới bán được, bán nhanh mà làm mất tài sản của Nhà nước cũng không được. Bán rẻ để thu hồi vốn nếu bị quy trách nhiệm thì sao? Tôi cho rằng nếu không tính lại thì câu chuyện thoái vốn không chỉ của EVN mà nhiều tập đoàn Nhà nước khác sẽ khó hiệu quả” - vị chuyên gia này phân tích.
TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cũng nêu thực tế, chúng ta tuyên bố thoái hết vốn ngoài ngành của các tập đoàn năm nay nhưng thực tế nhiều người còn nghi ngại. “Chúng ta muốn bán cái xấu nhất, kém nhất với giá cao nhất. Bán dưới giá trị sổ sách, ai chịu trách nhiệm về sự thua lỗ?” - TS Nguyễn Đình Cung nêu ra.
Ông Cung phân tích, việc bán vốn cho doanh nghiệp tư nhân trong nước thời điểm này không khả thi vì hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều trong tình trạng khó khăn, tiềm lực không mạnh, vốn không dồi dào. Còn bán cho doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ phải cân nhắc bao nhiêu là vừa, bán với giá nào, định giá thế nào cân bằng, không rẻ, không đắt, không mất tài sản nhà nước.
Trước đó, tại hội nghị kế hoạch ngành đầu năm nay, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu EVN nhất thiết phải hoàn thành thoái vốn tại ngân hàng An Bình, chứng khoán An Bình, bảo hiểm GIC ngay trong năm 2015.
Khi đó, Bộ Công Thương cho rằng quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của EVN trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán đang diễn ra chậm, cần phải “thúc” EVN đẩy nhanh quá trình này trong năm nay.
Ngày 7/9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 62 về phiên họp thường kỳ tháng 8.2015, trong đó cũng nhấn mạnh yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, rà soát, phân loại và lập phương án tổng thể thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng.
Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả việc triển khai chỉ đạo trên ngay trong tháng 9.2015.