tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giám đốc Viện Nghiên cứu Infocus Mekong: Thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng 33% từ nay đến 2020

  • Cập nhật : 12/05/2018

Thương mại điện tử là xu hướng bán lẻ phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại của đất nước.

Người tiêu dùng Việt Nam rất thông minh khi mua hàng trên mạng, Giám đốc Ralf Matthaes của Viện Nghiên cứu Infocus Mekong nhận định.

Bàn về xu hướng bán lẻ trong nước năm nay tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Citi-SSI C-Suite Investor Forum 2018 ngày 8-9/5 tại TP HCM, ông Ralf Matthaescho rằng Việt Nam đang đi theo xu hướng thương mại điện tử trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển. Ngành này dự kiến đạt 10 tỷ USD tính đến 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 33%/năm.

Dự báo tăng trưởng của thương mại điện tử. (Nguồn: Infocus)

5 năm trước, lượng người dùng điện thoại di động chưa đến 10% nhưng con số hiện là 92% ở thành thị và gần 60% ở nông thôn. Thậm chí, một bảo vệ với mức lương 3 triệu đồng/tháng cũng dùng điện thoại 200-300 USD. Trung bình, một người chỉ dùng điện thoại trong 1-1,5 năm trước khi đổi sang cái mới.

Ngoài ra, mạng xã hội có thể coi là một phần không thể thiếu với người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Đất nước có 35 triệu người dùng Facebook và là thị trường lớn thứ 5 thế giới của Youtube.

Nhờ đó, ngành thương mại điện tử bùng nổ với hàng loạt cái tên nổi bật như Lazada, Tiki hay Shopee. Nguyên nhân đầu tiên là khách hàng muốn tránh tắc đường. Mua sắm trên Internet rất tiện lợi vì thao tác đơn giản chỉ với vài cú nhấp chuột, thời gian chờ đợi ngắn (1-2 ngày) và nhất là với lựa chọn COD (trả tiền khi nhận hàng).

Những trang web bán hàng nổi bật trong nước. (Nguồn: Infocus)

Yếu tố thứ 2 là giá cả. Với những mặt hàng lớn như đồ điện tử, người tiêu dùng đến các trung tâm thương mại hay siêu thị để ngắm và sau đó lên mạng tìm để mua với mức giá tốt hơn. Theo ông Matthaes, xu hướng này trái ngược hẳn với Mỹ. Đế chế thương mại điện tử Amazon lại đang mở những cửa hàng để mọi người có thể đến mua sắm theo cách truyền thống.

Bán lẻ trực tuyến sắp đuổi kịp bán lẻ truyền thống và thậm chí còn "bỏ xa" ở một số mặt hàng như mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc sức khỏeChính vì xu hướng này, những mô hình bán lẻ hiện đại khác chưa thể thành công ở Việt Nam. Gần như tất cả các công ty lớn trong và ngoài nước đều mở cửa hàng tiện lợi. Vingroup mở 250 cửa hàng kiểu này trong một năm.

Các trung tâm thương mại đang mọc lên như nấm nhưng cũng chịu chung số phận. Người dân vào đây để tránh nắng và ăn uống là chính và chỉ 1/19 người thực sự mua một món hàng, theo quan sát của vị chuyên gia. Mặc dù vậy, ông vẫn tin rằng mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ hoạt động và mang lại lợi nhuận trong tương lai.

So sánh 2 kênh bán lẻ trực tuyến và truyền thống. (Nguồn: Infocus)

 

Trang Hồ/ Theo Infocus Mekong Research
NDH.VN

Trở về

Bài cùng chuyên mục