Business Insider đưa ra danh sách 16 công ty sở hữu những thương hiệu và sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày mà không hề hay biết như P&G, VCS, Apple, Coca-Cola, PepsiCo...

Chủ tịch Lotte Group – Shin Dong Bin vừa bị anh trai "hất" khỏi Hội đồng quản trị một công ty quan trọng trong tập đoàn, nhằm giành lại quyền kiểm soát đế chế này.
Công ty này có tên Kwang Yoon Sa (trụ sở Nhật Bản) - cổ đông lớn nhất của Lotte Holdings - công ty mẹ Lotte Group. Kwang Yoon Sa hôm nay đã tổ chức đại hội cổ đông để loại Shin Dong Bin ra khỏi hội đồng, Bloombergcho biết.
Người anh – Shin Dong Joo hiện sở hữu 50% Kwang Yoon Sa, còn Dong Bin nắm 39%. Kwang Yoon Sa là chìa khóa trong việc kiểm soát Lotte Group, do nắm cổ phần trong nhiều công ty liên kết.Dong Joo hôm nay cũng đã được bổ nhiệm vào chức CEO công ty. "Là cổ đông lớn nhất của Kwang Yoon Sa và Lotte Holdings, tôi đã lên kế hoạch sửa đổi và cải tổ rất nhiều vấn đề của Lotte Group", Shin Dong Joo cho biết trước báo giới. Đáp lại, Lotte Group cũng tuyên bố thay đổi trên sẽ không ảnh hưởng đến việc quản trị tại tập đoàn bán lẻ này.
Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến giành quyền lực đang thu hút rất nhiều sự chú ý tại hãng bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc. Đầu năm nay, tin tức Dong Joo bị buộc từ chức Phó chủ tịch Lotte Holdings để nhường chỗ cho người em đã làm dấy lên tin đồn Dong Bin đang giành lấy quyền thừa kế.
Đỉnh điểm là vào tháng 7, thông qua người cha - Shin Kyuk Ho, Dong Joo cố gắng hất cẳng em trai khỏi Lotte Holdings. Nhưng kế hoạch đã bị lật ngược khi Dong Bin kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp và thuyết phục được hội đồng quản trị đồng ý sa thải người cha khỏi vị trí CEO.
Vì vậy, hiện Shin Kyuk Ho chỉ là Chủ tịch danh dự của Lotte Group. Còn Dong Bin là Chủ tịch Lotte Group (trụ sở Hàn Quốc) kiêm CEO công ty mẹ - Lotte Holdings (trụ sở Nhật Bản). Tuần trước, Shin Kyuk Ho và con trai cả đã quyết định kiện con út và các thành viên HĐQT của Lotte Holdings để hủy bỏ quyết định sa thải ông hồi tháng 7.
Đấu tranh giành quyền thừa kế không phải chuyện lạ ở Hàn Quốc. Nhưng con trai lật đổ cha mình trong một xã hội đề cao truyền thống và lễ giáo là việc chưa từng xảy ra.
Sau khi bị lật đổ, Shin Kyuk Ho đã công khai xin lỗi mọi người về "tình huống đáng tiếc" mà Lotte đang phải đối mặt, đồng thời chỉ trích hành động "không được phép và vô lý" của con trai. Ông cũng tuyên bố sẽ lấy lại những gì thuộc về mình, nhấn mạnh ông không hề chỉ định Dong Bin làm người thừa kế và sẽ không tha thứ cho những gì con trai đã làm.
Ông Shin Kyuk Ho thành lập hãng bánh kẹo Lotte năm 1948 tại Nhật Bản. Sau đó, ông dần gây dựng Lotte thành một đế chế 90.000 tỷ won với đủ các ngành nghề, từ thực phẩm, bán lẻ, khách sạn, tài chính, xây dựng và hóa dầu. Lotte hiện có mặt tại châu Á, Trung Đông và châu Âu.
Business Insider đưa ra danh sách 16 công ty sở hữu những thương hiệu và sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày mà không hề hay biết như P&G, VCS, Apple, Coca-Cola, PepsiCo...
Từ chỗ chấp nhận mọi giá, làm mọi cách để có một chỗ trên quầy kệ của siêu thị, hiện tại không ít nhà sản xuất bắt đầu “chán” kênh bán lẻ hiện đại, không muốn gia tăng lượng hàng cung cấp, thậm chí đã rút hàng vì không thể chịu đựng cung cách làm ăn kiểu chiếu trên của nhà bán lẻ.
AB InBev hay SABMiller sẽ khó cạnh tranh tại nhiều nước như Việt Nam hay Thái Lan - nơi người dân vẫn chuộng bia nội.
Giá trị thương hiệu Vinamilk + FPT + Viettel + Thế Giới Di Động + .... chưa bằng nửa giá trị một thương hiệu của Malaysia.
Mã Vân đã gắn vận mệnh của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vào nhóm đối tượng khách hàng trung lưu ở Trung Quốc, và hệ quả tất yếu đó là giá trị của công ty ông đang bị kéo xuống khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Toshifumi Suzuki là người đã đưa mô hình cửa hàng tiện lợi vào Nhật cũng như góp phần quan trọng thay đổi cục diện ngành bán lẻ Nhật vốn từng hoạt động rất thiếu hiệu quả.
Cuộc chiến giữa các hãng bia quốc tế tại Việt Nam vốn đã rất quyết liệt, nay lại càng nóng hơn với sự xuất hiện của “ông lớn” AB InBev cùng thương hiệu Beck’s.
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh của 3 đối tác: Honda Motor (Nhật Bản- 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam- 30%.
Hai nhà máy cá tra của Hùng Vương có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ của Nhật, Mỹ và châu Âu.
Sự kiện TCty Thuốc lá VN (Vinataba) thoái vốn khỏi Cty Sapporo Việt Nam (SVL), đưa SVL từ liên doanh thành Cty 100% vốn Nhật Bản và thuộc Sapporo International Inc vừa diễn ra, là điều mà giới quan sát đã tiên đoán trước. Đó dường như cũng là con đường đi của rất nhiều liên doanh đầu tư Nhật – Việt những năm qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự