Năm 2016, Minh Phú tiếp tục đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với kim ngạch xuất khẩu 686,7 triệu USD, doanh thu hợp nhất 16.346 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 33%. Riêng chỉ tiêu LNTT là 593,4 tỷ đồng, gấp 49 lần kết quả thực hiện năm 2015.
Chè ngấm “độc” gây chấn động dư luận
- Cập nhật : 08/11/2015
(Tieu dung)
Thông tin phía đối tác Đài Loan (TQ) vừa trả lại 80 tấn chè cho các doanh nghiệp Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa tháng 7 vừa qua, và cũng với nguyên nhân trên, hơn 2.000 tấn chè khác của các doanh nghiệp Lâm Đồng hiện đang tồn kho, không thể xuất đi Đài Loan, một lần nữa gây chấn động dư luận.
Điều đáng nói, người trồng chè ở Lâm Đồng đã và đang bơi trong mê hồn trận thuốc BVTV, khi họ không thể biết sử dụng loại nào là “đúng ngưỡng”, loại nào là “vượt ngưỡng”…
Nổi tiếng kèm thêm tai tiếng
Bây giờ thì chè của Lâm Đồng - địa phương dẫn đầu Việt Nam về diện tích và sản lượng với gần 24.000ha và 230.000 tấn/ năm, ngoài sự nổi tiếng đã kèm thêm tai tiếng với các cụm từ “chè bẩn”, chè “nhiễm độc”, thậm chí cả “chè dioxin” dù Lâm Đồng nói riêng và Nam Tây Nguyên nói chung không có hệ lụy với dioxin trong chiến tranh chống Mỹ. Đây không phải lần đầu chè Lâm Đồng bị đối tác từ chối vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể dư lượng của hoạt chất fipronil vượt ngưỡng cho phép (trong năm 2014 và giữa 2015 có đến hàng trăm lô bị trả lại).
Và gần đây nhất trước “vụ” Đài Loan, chè của chúng ta khi xuất sang EU cũng bị từ chối bởi hai hoạt chất acetamiprid và imidacloprid. Cả 3 loại hoạt chất này có trên cây chè của Việt Nam đều được xếp vào nhóm “độc II”, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, tác giả của 2 giống chè mới của Việt Nam - bắt đầu bằng giọng bùi ngùi: “Thực tình, tôi không tin nhà nông và doanh nghiệp Lâm Đồng cố tình làm ra những sản phẩm mang tiếng ấy. Bởi, với vùng nguyên liệu quá dồi dào và với một khả năng canh tác được đánh giá là “làm bằng cái đầu” như thế, không có lý do gì để những người nông dân ở Lâm Đồng sinh ra một thứ sản phẩm trà kém chất lượng! Về phía doanh nghiệp, trong thời buổi hội nhập, họ thừa hiểu sản phẩm của họ nếu “dưới chuẩn” thì chắc chắn chỉ có ôm nợ vì bị tẩy chay.
Tôi cho rằng, những người trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng đã chủ quan trong việc sử dụng thuốc BVTV có chứa ba loại “độc II” chứ không phải cố tình “đầu độc” người tiêu dùng”.
Cần phải nói không với fipronil!
Theo Tiến sĩ Phạm S, sau các sự cố liên tiếp về chè, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức ít nhất 3 hội nghị, hội thảo mang tính chuyên đề với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp và cả đại diện của những hộ nông dân trực tiếp sản xuất chè. Và giải pháp khắc phục là, thay vì sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất fipronil, acetamiprid và imidacloprid hiện có trên thị trường thì chúng ta dễ dàng tìm thấy hàng loạt thuốc có cùng một tác dụng nhưng dưới tên thương phẩm khác và hoàn toàn không chứa 3 hoạt chất “độc II” đó.
Về vấn đề này, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng - cho biết: “Ngay từ đầu năm 2013, khi trà Việt Nam có “vấn đề” ở thị trường EU, Cục BVTV đã đưa ra khuyến cáo bằng văn bản “Sử dụng thuốc BVTV thay thế các thuốc có hoạt chất acetamiprid và imidacloprid trên cây chè” (văn bản số 885/BVTV-QLT ngày 3.5.2013). Để đáp ứng yêu cầu đối với chè xuất khẩu, Cục BVTV đề nghị các chi cục BVTV khuyến cáo các địa phương và nông dân không sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất acetamiprid, imidacloprid tại các vùng sản xuất chè, đồng thời hướng dẫn sử dụng các thuốc BVTV khác có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam để thay thế”.
Về hoạt chất fipronil, nguyên nhân chính mà Đài Loan thải loại trà của Việt Nam là do dư lượng của loại “độc II” này vượt ngưỡng 0,002ppm (ppm: một phần triệu) - mức giới hạn cho phép của Đài Loan.
Ông Lê Văn Minh - GĐ Sở NNPTNT Lâm Đồng - chia sẻ: “Việc thay thế bằng các loại thuốc BVTV không chứa hoạt chất fipronil trong sản xuất chè nguyên liệu ở Lâm Đồng là việc làm trong tầm tay. Bởi vậy, sự cố một số lô trà xuất khẩu của Lâm Đồng bị thải loại hồi đầu năm có phần do sự chủ quan của các cơ sở sản xuất. Vấn đề đặt ra trong lúc này là Lâm Đồng cần nói không với fipronil! Hiện, Sở chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hành động quản lý dư lượng thuốc BVTV trên cây chè giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, từ nay đến 2016, hoạt chất fipronil sẽ được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi sản phẩm trà, nhất là đối với sản phẩm trà xuất khẩu”.
Mê hồn trận thuốc BVTV…
Là chính quyền nói thế, nhưng thực tế rất đáng quan ngại là hiện nay, người trồng chè ở Lâm Đồng rơi vào mê hồn trận của các loại thuốc BVTV: Họ không thể phân biệt đâu là thuốc BVTV có chứa 3 loại “độc II” và đâu là thuốc có thể thay thế. Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, chỉ riêng “độc II” fipronil thì hiện có đến 8 loại thuốc BVTV thương phẩm được đăng ký dùng phòng, trừ sâu bệnh trên cây rau, 17 loại đăng ký sử dụng trên cây chè, 167 loại sử dụng cho cây lúa... Còn trên các loại cây quýt, cam, xoài, nhãn... thì cứ gọi là nhan nhản thuốc BVTV “độc II”.
Xin ghi lại vài dòng một văn bản của Chi cục BVTV Lâm Đồng: “Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (US.EPA) đã xếp fipronil vào nhóm có nguy cơ gây ung thư (Group C - possible human carcinogen). Việc tiêu thụ trong thời gian dài hoặc quá mức sản phẩm có chứa fipronil gây nên khả năng gia tăng tế bào khối u tuyến giáp, gan và ảnh hưởng đến thận”. Còn với 2 hoạt chất acetamiprid và imidacloprid, cũng theo tài liệu của Chi cục BVTV Lâm Đồng, theo quy định của EU, trên cây chè, dư lượng hoạt chất acetamiprid tối đa cho phép là 0,1mg/kg và imidacloprid là 0,05mg/kg...”.
Ở nước ta, hai hoạt chất này cũng đang nhan nhản trong hàng trăm loại thuốc BVTV được phép lưu hành. Một vài số liệu đáng quan tâm về sản xuất trà ô long do Chi cục BVTV Lâm Đồng ghi nhận được: Hiện, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 40 công ty sản xuất (trồng) chè ô long và 47 công ty chế biến và kinh doanh trà ô long; hiện cả tỉnh có 1.645ha chè ô long, trong đó có 334ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Organik.
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục đã lấy 18 mẫu chè tại 12 công ty sản xuất và chế biến trà ô long để phân tích dư lượng thuốc BVTV (gồm 6 mẫu chè búp tươi và 12 mẫu trà thành phẩm). Kết quả cho thấy: 6 mẫu chè búp tươi, qua phân tích định lượng đối với 7 chỉ tiêu thì có đến 4 mẫu (66,67%) có dư lượng 3 loại thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép so với tiêu chuẩn EU, trong 3 loại thuốc này có hai loại acetamiprid và imidacloprid.
Không kiểm soát được độc tố trong chè dùng nội địa
Trong khi việc kiểm soát chè xuất khẩu ở Lâm Đồng được tăng cường từ khâu đầu đến khâu cuối (nhưng vẫn cứ “dính” dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng) thì ngược lại, chất lượng chè nội tiêu (mỗi năm, thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 80.000 - 90.000 tấn) lại có phần dễ dãi, nếu không muốn nói là không kiểm soát được độc tố. Hiện Lâm Đồng đã đưa ra “chỉ tiêu” đến năm 2016, trong sản phẩm chè từ nguyên liệu đến thành phẩm phải được loại trừ hoàn toàn các hoạt chất “độc II” fipronil, acetamiprid và imidacloprid.
Tuy nhiên, trước một thực tế như trên vừa đề cập là người trồng chè vẫn đang lạc vào “mê hồn trận” thuốc BVTV như hiện nay thì từ chủ trương đến hiện thực lại là một khoảng cách khá xa, trong khi về thời gian, từ nay đến 2016 lại là quãng thời gian không còn dài.
Mỗi năm 200.000 tấn thuốc BVTV ngấm vào môi trường
Đây là con số được đưa ra tại Hội thảo Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày 29 và 30.9 vừa qua. Tại hội thảo, GS-TS Đặng Kim Chi (Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) cho rằng: “Tình trạng sử dụng ngày càng tăng thuốc BVTV và phân bón hóa học (PBHH) đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Đối với cây lúa, hàm lượng sử dụng phân lân và kali khá cao (gấp trên 6 lần so với mức khuyến cáo), trong khi theo kết quả nghiên cứu về quá trình hấp thụ phân bón trong trồng trọt cho thấy, hầu hết các cây trồng chỉ hấp thụ được khoảng 40 - 50% lượng phân bón.
Trong khi đó, từ năm 2008 đến nay, PBHH và thuốc BVTV được sử dụng tăng trung bình khoảng 481.167 tấn/năm. Như vậy, nếu không có biện pháp quản lý thì dư lượng thuốc BVTV có thể ngấm vào môi trường là 192.467 - 240.583 tấn/năm”.