Trong đó lĩnh vực nhà hàng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,7%) tiếp theo là thời trang (19,3%, 19 thương hiệu), giáo dục đào tạo (14,1%, 17 thương hiệu), cửa hàng tiện lợi (2,2%, 3 thương hiệu), cửa hàng bán lẻ khác (10,4%, 15 thương hiệu).
Biết chia sẻ sẽ tạo ra cơ hội lớn trong kinh doanh
- Cập nhật : 13/07/2015
(Kien thuc kinh doanh)
“Một giá trị mới sẽ đến với hoạt động kinh doanh toàn cầu đi cùng với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội và con người. Tôi tin sự chia sẻ trách nhiệm xã hội là cơ hội quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh trong vòng 20 năm tới”, giáo sư Michael Porter nhận định.
Ngày 29-11, tại Hội thảo “Cạnh tranh và chiến lược công ty ngày nay”, do Trường doanh nhân PACE tổ chức tại Hà Nội, giáo sư Michael Porter đã nói chuyện với hàng trăm nhà lãnh đạo và doanh nhân đến từ khu vực Đông Nam Á.
Theo ông, xã hội sẽ còn rất nhiều thay đổi. Hầu hết các công ty lớn đều có các chương trình CSR (trách nhiệm xã hội công ty) hàng năm. Chúng ta đang có rất nhiều chương trình xã hội cực lớn mà 15 năm trước không có. Ông nói: “Khi ta làm kinh tế là nhằm tạo ra giá trị kinh doanh, nhưng thực chất là tạo ra giá trị xã hội. Khái niệm về trách nhiệm xã hội thực chất vừa là phát triển xã hội vừa phát triển sự chia sẻ. Khi nhìn vào một công ty, xuyên qua quả bong bóng tự duy trì trong một môi trường riêng (của công ty đó), bạn sẽ thấy nhiều cơ hội tạo ra giá trị chia sẻ. Tôi tin đây là cơ hội quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh sắp tới”.
Ví dụ, công ty thực phẩm trước đây chỉ nghĩ cách quảng cáo sao cho tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Công ty còn bỏ thêm nhiều chất béo, chất ngọt, muối… làm mọi người ăn nhiều hơn. Nhưng hiện các công ty thực phẩm thành công nhất là những công ty tìm cách đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe con người. Họ tạo ra những chuẩn giá trị mà người tiêu dùng muốn khỏe chỉ ăn thực phẩm của mình. Đó chính là cơ hội kinh doanh mới đã được gắn liền với sự chia sẻ các giá trị sống.
Thường từ trước tới nay, các doanh nghiệp làm những việc khác thay vì đáp ứng nhu cầu cho sức khỏe và cuộc sống tốt hơn của con người như ăn uống khoa học, phát triển tinh thần lành mạnh… Nay các công ty thành công sẽ không tạo ra những sản phẩm như cũ mà tạo ra những sản phẩm tốt cho con người, thậm chí hướng tới phục vụ cả một cộng đồng rộng lớn mà nghèo khó. "Chúng ta đã bỏ qua phân khúc thị trường lớn nhất thế giới, nhóm nằm dưới đáy của kim tự tháp thu nhập, tức thu nhập thấp. Chúng ta đã bỏ qua tập hợp nhu cầu lớn trên thị trường và bây giờ bắt đầu nhìn lại như là việc nâng kinh doanh lên một tầm mới", ông nói.
Chiến lược kinh doanh mới gắn với sự chia sẻ cũng có nghĩa cần tìm đến năng suất mới, ví dụ như trong việc sử dụng nước, tài nguyên và con người.
Ngày nay, sự khác biệt giữa các công ty hoạt động lợi nhuận và phi lợi nhuận gần như không còn. Ví dụ như sự thành công của các tổ chức tín dụng vi mô ở Ấn Độ hay ở Mỹ đã chứng minh việc cần thay đổi suy nghĩ về tính gắn kết của công ty với cộng đồng. Thay vì hoạt động cô lập và không hiểu những gì đang diễn ra trong cộng đồng mình sống, chúng ta nên nhìn nhận công ty thoát khỏi bong bóng riêng của nó. Nếu không làm được, chúng ta sẽ khó lòng tăng trưởng.
"Hãy nghĩ về những nhu cầu mới, quan trọng hơn so với những nhu cầu trước đây. Khi cần tạo ra giá trị chia sẻ, chúng ta cần tư duy về trách nhiệm xã hội theo một cách thức hoàn toàn mới và hãy quyết định điểm cần tập trung của doanh nghiệp mình", ông chia sẻ.
Ví dụ, Nestle chỉ tập trung vào ba yếu tố quan trọng: dinh dưỡng, nước và phát triển nông thôn. Công ty con của tập đoàn này, Nespresso, trước đây mua nguyên liệu từ nông dân với giá càng rẻ càng tốt; nay họ tìm cách giúp nông dân tăng giá trị của sản phẩm và đời sống bằng việc tạo môi trường trong lành hơn với cách trồng cà phê theo cách thức bền vững hơn. Sự thành công của công ty sẽ tạo ra sự thành công của cộng đồng.
Ông khuyên các doanh nhân hãy từ bỏ cách kiếm tiền tồi nhất và đưa ra cách thức kiếm tiền mới nhất, tốt nhất. Công ty tạo ra giá trị chia sẻ sẽ không cố gắng tối đa giá trị của bản thân mình mà sẽ cố gắng tạo ra giá trị của mình và cộng đồng. Họ không bị giới hạn trong bong bóng riêng và biết rằng năng suất của mình gắn liền với lợi thế của nhóm ngành đó và lợi ích của xã hội.
Chiến lược tốt, với những sản phẩm xanh sẽ đổi mới năng suất làm việc trong chuỗi giá trị của chúng ta. Khi người làm kinh doanh tư duy theo cách nhìn mình trong một xã hội lớn hơn sẽ sẽ cải thiện hình ảnh của công ty trong cộng đồng.
"Đương nhiên, doanh nghiệp không phải là tổ chức từ thiện nhưng khi bạn có một chiến lược kinh doanh vừa phát triển công ty và phát triển xã hội chính là một định hướng trong tương lai. Đó là sự chuyển đổi đang diễn ra trên thế giới và những người trẻ tuổi sẽ chỉ muốn làm việc trong một công ty mà nó có đóng góp cho xã hội", giáo sư Michael Porter nói.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Trở về