Dù chiếm ưu thế nhưng cuộc chiến với sữa ngoại chưa bao giờ thôi khốc liệt. Điều khác biệt là "đại gia" lớn nhất trên thị trường này chính là người tiêu dùng. Họ đang "chống lưng" để các hãng sữa nội giữ và mở rộng thị phần trong cuộc chiến hiện nay.
Ai đứng sau chuỗi nhà hàng Món Huế, Phở ông Hùng, Cơm Express?
- Cập nhật : 23/10/2015
(Kinh doanh)
Tập đoàn đó có tên là Huy Việt Nam. Đây là tập đoàn đứng sau một số chuỗi nhà hàng chuyên về món ăn dân tộc khá quen thuộc như Món Huế, phở ông Hùng và Cơm Express.
Tập đoàn đó có tên là Huy Việt Nam. Đây là tập đoàn đứng sau một số chuỗi nhà hàng chuyên về món ăn dân tộc khá quen thuộc như Món Huế, phở ông Hùng và Cơm Express.
Tháng 4/2015, Huy Việt Nam đã gọi vốn thành công serie C với số tiền lên tới 15 triệu USD (hơn 300 tỉ đồng). Khoản tiền này được rót từ quỹ Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV do nhà đầu tư Mark Mobius quản lý.
Thời điểm đó, doanh nghiệp này sở hữu 70 cửa hàng trong hệ thống chuỗi của mình. Sau nửa năm nhận vốn đầu tư, con số này là 90.
Một điểm thú vị là trong vòng gọi vốn trước là serie B vào tháng 9/2014, Huy Việt Nam cũng gọi vốn thành công với số tiền là 15 triệu USD. Đây là điểm lạ vì thông thường, các vòng gọi vốn sau startup sẽ gọi số tiền lớn hơn so với các vòng gọi vốn trước.
Được thành lập từ năm 2007, doanh nghiệp chuyên về chuỗi nhà hàng này đi theo một concept khác biệt so với các chuỗi khác. Hệ thống chuỗi cửa hàng của Huy Việt Nam hiện có 3 thương hiệu chính, với 3 chuỗi nhà hàng chuyên các món ăn đặc trưng của vùng miền, bao gồm Món Huế (ẩm thức Huế, miền Trung), phở ông Hùng (miền Bắc) và Cơm Express (miền Nam).
Trong đó, thương hiệu món Huế ra đời sớm nhất và cũng mạnh hơn cả, có độ phủ ở trên cả nước. Cơm Expres và phở ông ùng có ít nhà hàng hơn và cũng mới có mặt tại Sài Gòn. Đối tượng khách hàng mà chuỗi nhà hàng của Huy Nhật hướng tới đó là những người trung lưu trẻ tuổi, đang dần thích nghi với thói quen ra ngoài ăn uống.
Chỉ vài năm sau khi phở 24 "ra đi", đã có DN từng bước thành công trong việc quản lý chuỗi các món ăn dân tộc. Hệ thống chuỗi cửa hàng này cũng không nhận nhượng quyền như cách mà phở 24 đã làm.
Người đứng đầu Huy Việt Nam, ông Huy Nhật là một cái tên khá nổi tiếng trong giới kinh doanh nhà hàng. Có hơn 20 năm kinh nghiệm lĩnh vực F&B, ông Huy Nhật đã thành công ở Trung Quốc với chuỗi nhà hàng Huy Long Viên.
Một cái tên đáng chú ý không kém đó là Dennis Nguyễn, Phó chủ tịch của Huy Việt Nam. Dennis Nguyễn chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của công ty. Giữ vai trò chủ tịch của New Asia Partner, một quỹ đầu tư của Hồng Kông chuyên tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới nổi châu Á, ông Dennis Nguyễn đóng vai trò là người kết nối Huy Nhật với các quỹ đầu tư. Thông qua Dennis Nguyễn, startup Việt Nam được nhiều nhà đầu tư Trung Quốc và Hồng Kông biết tới nhiều hơn.
Những quỹ đầu tư đổ tiền vào Huy Việt Nam, như Welkin hay AIF, đều đến từ Hồng Kông và ít được biết tới.
Dennis Nguyễn hiện cũng đóng vai trò chủ tịch the KAfe, và quỹ đầu tư đổ tiền cho startup này vừa qua – Cassia Investment, cũng là một quỹ đến từ Hồng Kông.
Trong số các lĩnh vực đầu tư cho startup tại Việt Nam, đầu tư cho hệ thống chuỗi nhà hàng, dịch vụ ăn uống có thể xem là ngách tiềm năng. Quan trọng hơn, lĩnh vực này đã có tiền lệ về việc thoái vốn thành công. Đây là yếu tố rất then chôt đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Đó là trường hợp Mekong Capital thoái vốn khỏi Golden Gate - doanh nghiệp quản lý chuỗi nhà hàng lớn tại Việt Nam với các thương hiệu như Vuvuzela, Kichikichi, Gogi House,… hồi năm ngoái. Dù không công bố con số cụ thể, nhưng Mekong Capital cho biết tỉ lệ hoàn vốn là 9:1 lần sau 6 năm đầu tư. Standard Chattered, quỹ đầu tư tiếp nhận cổ phần của Mekong Capital, có lẽ cũng rất hài lòng khi doanh nghiệp này tiếp tục ăn nên làm ra trong năm qua.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)