tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

3 sự thật "ngoài sách vở" những người khởi nghiệp nên biết

  • Cập nhật : 30/09/2015

(Khoi nghiep)

Thực tế có rất nhiều vấn đề các doanh nhân thường xuyên gặp phải nhưng lại không có trường đào tạo hay lớp học kinh doanh nào đề cập đến.

Logan Chierotti, đồng sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn InternetReputation (Mỹ) cho biết: Theo số liệu thống kê về các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ở Mỹ thì có đến 95% DN thành lập năm nay sẽ không còn tồn tại vào năm 2019.

hay san sang duong dau voi moi kho khan khi quyet dinh khoi nghiep (anh minh hoa)

Hãy sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn khi quyết định khởi nghiệp (Ảnh minh họa)

“Tôi cho rằng số liệu này là đáng thuyết phục không phải bởi các DN này thiếu vốn, không phải họ nợ nần nhiều và cũng không phải do tác động của suy thoái kinh tế. Vấn đề là do tư duy của những ông chủ DN,” Logan Chierotti khẳng định.

Vị doanh nhân này cho rằng, rất nhiều người không hề dự đoán được một số việc khi họ bắt đầu khởi nghiệp, vì thế ông quyết định bật mí 3 sự thật “ngoài sách vở” dành cho những người định bắt tay vào công việc kinh doanh:

1. Giải quyết vấn đề chính là Công việc mới của bạn:

Bạn sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách ngay từ ngày đầu bạn khai trương văn phòng làm việc. Bạn thậm chí không thể hình dung ra hết những thử thách này trước khi bạn trở thành người trong cuộc.

Một số thử thách sẽ khiến bạn muốn bỏ cuộc và chắc chắc bạn sẽ làm thế nếu bạn không biết chấp nhận một thực tế rằng vị trí mới của bạn là “Chuyên gia giải quyết vấn đề”. Bạn sẽ phải thoát ra và giải quyết những vấn đề bạn gặp phải bằng mọi khả năng có thể nếu bạn thực sự muốn thành công.

Nếu bạn chưa sẵn sàng đương đầu với những trở ngại này thì việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại ngày cả khi bạn có một sản phẩm độc đáo, kế hoạch marketing hoàn hảo hay có rất nhiều tiền để đầu tư vào một công việc kinh doanh mới.

“Khi tôi bắt đầu khởi nghiệp, tôi đã không chuẩn bị tâm lý cho những vẫn đề này và tôi đã gần bỏ cuộc. Tôi trằn trọc hằng đêm và không tài nào ngủ nổi. Tôi cảm thấy cái đầu của mình sắp nổ tung,” Logan Chierotti chia sẻ.

Và giờ đây, sau 10 năm điều hành doanh nghiệp của mình, Logan Chierotti lại hào hứng đón chào những thử thách mới. Ông biết rằng đây là cơ hội để công ty của ông phát triển và để chính bản thân ông được phát triển các kỹ năng của một chủ DN.

2. Bạn sẽ là người cuối cùng nhận được lương

Có một sự thực là nhân viên của bạn, nhà phân phối, các chủ thầu, chủ nhà và ngay cả những người cung cấp trang thiết bị đều phải nhận được lương hoặc thanh toán trước bạn. Chỉ khi tất cả mọi người nhận được tiền của họ thì khi đó bạn mới được tự trả lương cho mình.

Bạn sẽ gặp rắc rối với công việc kinh doanh của mình khi bạn không thể thanh toán cho những người này. Đây là một thực tế, đặc biệt khi bạn có nhiều nhân viên. Nếu bạn trả chậm cho một người, bạn sẽ nghe thấy những tiếng xì xào, bàn tán ở cơ quan. Và điều đó sẽ khiến bạn sa sút tinh thần, mất lòng tin từ nhân viên, và tự đẩy mình vào những rắc rối về mặt pháp lý.

Thật tồi tệ khi không thể thanh toán cho các nhà phân phối và các nhà thầu bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác. Khi mối quan hệ không còn tốt như trước thì sẽ nảy sinh những vấn đề trong DN của bạn vì bạn sẽ bị xếp vào đáy danh sách ưu tiên của họ.

Và tương tự bạn có thể tưởng tượng chuyện gì xảy ra nếu bạn không thanh toán tiền thuê nhà và chi phí mua sắm trang thiết bị cho công ty.

Đó chỉ là khởi đầu thôi. Điều này sẽ kéo dài nhiều tháng trước khi bạn nhận được lương của chính mình. Hãy đảm bảo rằng bạn có tiền dự phòng để chi trả cho sinh hoạt cá nhân trong những ngày đầy gian khó này. Hãy đơn giản hóa cuộc sống của bạn và tiết chế chi tiêu cá nhân đến mức tối đa có thể.

3. Không có kỳ nghỉ hay nghỉ ốm

Bạn cho rằng mình đang làm việc rất chăm chỉ? Câu trả lời sẽ rõ ràng khi bạn bắt tay vào kinh doanh.

Bạn sẽ phải đến văn phòng rất sớm và rồi ngồi lỳ ở cơ quan đến tận đêm khuya, và làm việc cả vào cuối tuần. Giờ đây bạn là người đang lái một cỗ máy chạy với tốc độ 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 356 ngày/năm. Mọi người đang trông chờ vào bạn. Mọi việc sẽ ổn hơn cho đến khi doanh nghiệp của bạn phát triển và có đủ việc cho 7 nhân viên hoặc hơn thế.

(Theo Dân Trí)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục