Hầu hết mặt hàng thủy sản được hưởng quy tắc xuất xứ linh hoạt, song nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc nội địa. Đặc biệt, muốn hưởng ưu đãi, lô hàng xuất khẩu không được quá cảnh qua nước thứ 3 đồng thời không được chia nhỏ lô hàng.
Nông lâm thủy sản Việt lĩnh “cú đấm” từ Nhân dân tệ
- Cập nhật : 23/08/2015
(Tin kinh te)
Thời gian qua, xuất khẩu nông sản đã phải liên tiếp chịu các đòn đau vì tỷ giá với các loại tiền tệ của các quốc gia khác...
Nông lâm thủy sản Việt lĩnh “cú đấm” từ Nhân dân tệNhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc mới đây Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ dự kiến sẽ “bồi tiếp” những ảnh hưởng bất lợi.
Bất lợi tỷ giá
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng qua đã giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cuối năm 2014, đồng Euro và đồng Yên mất giá tới hơn 20%, trong khi đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam tính bằng đồng USD.
Kết quả, thủy sản Việt Nam đến tay người tiêu dùng ở châu Âu giá cao hơn nhiều, không cạnh tranh nổi với hàng hóa của các nước.
Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Gò Đàng (GODACO) Tiền Giang, trước đây 1 Euro tương đương 1,3-1,4 USD, nhưng nay cũng 1 Euro nhưng chỉ bằng 1,05 USD.
Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng cá tra ở nhiều thị trường, trong đó có cả EU vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, do biến động tỷ giá của đồng euro so với USD - đồng tiền thanh toán chính trong các hợp đồng mua bán - cho nên phía EU “ép” giá doanh nghiệp, bắt phải hạ giá bán xuống 10-15% mới đồng ý mua.
Mặt khác, trong khi đồng tiền của Việt Nam vẫn neo giá so với USD thì đồng tiền của các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan lại được thả nổi. Đồng tiền của Ấn Độ đã mất khoảng 10% giá trị so với USD trong năm 2014.
Như vậy, nghiễm nhiên giá thủy sản Việt Nam cao hơn tương đối so với giá thủy sản cùng loại tại các thị trường này.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, các thị trường xuất khẩu cà phê cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Indonesia, Brazil đều phá giá mạnh đồng nội tệ của nước họ lên tới 30% nhằm hỗ trợ xuất khẩu, do đồng USD mạnh lên.
Ngược lại, chúng ta duy trì chính sách ổn định và chỉ điều chỉnh tỉ giá tăng 2% thì không thể cạnh tranh nổi. Đó chính là một trong những nguyên nhân đã đẩy xuất khẩu cà phê giảm 33,9% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
“Cú đấm bồi” từ Nhân dân tệ
Việc mới đây Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ được các chuyên gia nhận định sẽ là một “cú đấm bồi” vào xuất khẩu nông sản, sau khi lĩnh vực này đã phải liên tiếp chịu các đòn đau vì tỷ giá với các loại tiền tệ của các quốc gia khác.
Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc. Cụ thể, trong số 3,72 triệu tấn gạo Việt Nam đã xuất khẩu, riêng Trung Quốc chiếm 38,1%.
Đối với mặt hàng cao su, Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu trong số các nước nhập khẩu sản phẩm này của nước ta. Đặc biệt là mặt hàng sắn khi Trung Quốc nhập khẩu tới gần 90% trên tổng số lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện giá gạo thơm đang bán chính ngạch sang Trung Quốc 580 USD/tấn. Với mức tỷ giá mới tuần này 1 USD đổi 6,4010 Nhân dân tệ, nhà nhập khẩu Trung Quốc phải bỏ ra đến 3.720 Nhân dân tệ cho 1 tấn gạo thơm, tăng hơn 170 Nhân dân tệ so với lúc trước khi đồng tiền nước này giảm giá.
Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc sẽ phải giảm mua gạo từ Việt Nam, chuyển sang mua gạo Thái, Myanmar với giá cạnh tranh hơn.
Nhiều thương nhân tham gia xuất khẩu gạo tiểu ngạch với Trung Quốc cũng cho rằng, đang có hiện tượng phía Trung Quốc ép nhà xuất khẩu phải giảm giá gạo, dù hợp đồng đã ký. Thiệt hại nặng nhất ở phần tiền hàng đã giao cho đối tác Trung Quốc nhưng vẫn chưa thanh toán.
Trong khi đó, Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe lo ngại, hiện hàng thuỷ sản chế biến sâu như tôm tẩm bột, tôm hấp... chỉ có Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam cạnh tranh.
Với tỷ giá điều chỉnh chỉ 1% VND/USD, trong khi Trung Quốc giảm giá đến 4,6%, sản phẩm của nước này sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ còn ảnh hưởng mạnh hơn khi các nước xuất khẩu thủy sản khác sẽ giảm giá đồng tiền, cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói: “Theo tính toán của chúng tôi, mức giá xuất vào nước này có thể giảm thêm từ 2 - 5%. Chỉ riêng mặt hàng thanh long, theo phản ánh của các doanh nghiệp hội viên, hiện giá thanh long xuất sang Trung Quốc đang giảm mạnh từ mức trên 20.000 đồng/kg xuống còn khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg”.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đều cho hay họ không sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và chính sách bảo hiểm xuất khẩu.
Để đối phó với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu cũng như biến động tỷ giá, đa phần doanh nghiệp đều chọn giải pháp tiết giảm chi phí, giảm giá cho khách hàng đồng thời... chờ cho qua thời kỳ khó khăn.