Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ tăng mạnh nhất.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu rau quả về Việt Nam đạt trên 456,57 triệu USD, tăng mạnh 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó riêng tháng 4/2018 kim ngạch đạt 111,78 triệu USD, tăng 15% so với tháng 3/2018 và tăng 30,6% so với tháng 4/2017.
Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất từ thị trường Thái Lan, đạt 203,04 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 44,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau quả của cả nước.
Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn thứ 2 cho Việt Nam chiếm 19%, đạt 86,55 triệu USD, tăng 45,3%. Ngoài ra, rau quả còn được nhập từ Mỹ đạt 45,45 triệu USD, chiếm 10%, tăng 115,8% và từ Australia đạt 20,13 triệu USD, chiếm 4,4% tăng 125%.
Một số thị trường bị sụt giảm kim ngạch trong 4 tháng đầu năm gồm có: Brazil giảm 19,4%, đạt 1,57 triệu USD; Myanmar giảm 18,2%, đạt 11,64 triệu USD và Israel giảm 13,9%, đạt 0,64 triệu USD, còn lại các thị trường khác đều tăng kim ngạch, trong đó, tăng mạnh ở các thị trường như: Australia tăng 125,2%, đạt 20,13 triệu USD; Mỹ tăng 115,8%, đạt 45,45 triệu USD và Hàn Quốc tăng 101,7%, đạt 10,05 triệu USD. Rau quả nhập khẩu từ thị trường Chi Lê, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ cũng tăng mạnh, với mức tăng tương ứng 71,8%, 60,7%, 45,3% và 35,5% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2018
ĐVT: USD
Thị trường | T4/2018 | % tăng giảm so với T3/2018 | 4T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch NK | 111.776.763 | 14,97 | 456.565.969 | 44,53 |
Thái Lan | 56.953.469 | 64,73 | 203.044.139 | 28,28 |
Trung Quốc | 16.879.232 | -18,57 | 86.552.988 | 45,3 |
Mỹ | 6.533.071 | -28,88 | 45.450.003 | 115,79 |
Australia | 4.726.184 | -12,85 | 20.127.367 | 125,23 |
Myanmar | 3.479.027 | 48,62 | 11.635.907 | -18,24 |
Nam Phi | 1.963.875 | -35,32 | 10.431.707 | 19,33 |
Hàn Quốc | 1.843.836 | -20,1 | 10.049.523 | 101,66 |
Ấn Độ | 2.470.139 | -33,88 | 8.495.379 | 35,54 |
New Zealand | 3.562.948 | 201,33 | 8.310.273 | 15,23 |
Chile | 2.088.156 | 766,92 | 2.636.136 | 71,82 |
Brazil | 148.399 | -67,83 | 1.571.327 | -19,37 |
Malaysia | 304.317 | -20,5 | 1.232.309 | 60,67 |
Israel | 155.182 | -55,11 | 638.962 | -13,88 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ tăng mạnh nhất.
Bốn tháng đầu năm 2018, lượng cao su xuất sang các thị trường chủ lực duy trì tăng trưởng. Dự báo thời gian tới vẫn khả quan đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Dù ngành sản xuất vải chưa cung ứng đủ cho ngành may trong nước, nhưng khâu sản xuất trước vải là sợi đang góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay, dự báo xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,9 tỷ USD trong năm 2018.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó nhập từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia tăng, tuy nhiên để tận dụng tốt nhất Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hiệu lực từ năm 2010, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chủ động nguồn nguyên vật liệu, đa dạng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia.
Bốn tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc tăng nhập khẩu nhóm hàng than đá từ thị trường Việt Nam, tuy lượng nhập chỉ đạt 135,5 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần về lượng và 8 lần trị giá so với cùng kỳ 2017.
Cơ quan hải quan cho biết mặt hàng phế liệu có trị giá thấp, DN nhập khẩu từ nước ngoài nhiều trường hợp còn được đối tác trả tiền cho việc thu gom phế liệu
Thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch XNK của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 (từ 1-15/5/2018) đạt 18,93 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7% (tương ứng tăng 667 triệu USD) so với nửa cuối tháng 4.
Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bỉ 4 tháng đầu năm nay thì nhóm hàng sắt thép có tốc độ tăng vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 92,8 triệu USD đạt 123,2 nghìn tấn, nhưng tăng gấp 8 lần về lượng và 6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ 2017.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,32 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự