Dù nằm danh sách những nước xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng chè Việt Nam dường như vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó có thể bước qua cánh cửa hội nhập khi thương hiệu mờ nhạt, giá trị xuất khẩu còn thấp.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính đến 30/4
- Cập nhật : 17/05/2016
(Tin kinh te)
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 32,78 tỷ USD, chiếm 63,85% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/4 là 51,34 tỷ USD.
Đứng đầu trong bảng xếp hạng là Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch nhập khẩu đạt 8,37 tỷ USD, tăng 13,72% (tăng 1,01 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 là Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với giá trị kim ngạch 8,13 tỷ USD, giảm 9,36% (giảm 840 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ 3 với 3,26 tỷ USD, giảm 5,5% (giảm 190 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Vải các loại tiếp tục đứng ở vị trí thứ 4 với 3,13 tỷ USD, tăng 6,1% (tăng 180 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại đứng ở vị trí thứ năm với giá trị kim ngạch 2,30 tỷ USD, giảm 0,43% (giảm 10 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Chất dẻo nguyên liệu đứng thứ sáu với giá trị kim ngạch 1,78 tỷ USD, tăng 1,13% (tăng 20 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Hai vị trí tiếp theo thuộc về Nguyên phụ liệu dệt may da giày; Xăng dầu các loại với giá trị kim ngạch lần lượt là 1,6 tỷ USD và 1,45 tỷ USD.
Đứng thứ chín là Kim loại thường khác với giá trị kim ngạch 1,43 tỷ USD, tăng 28,82% (tăng 320 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Đứng ở vị trí cuối cùng là Sản phẩm từ chất dẻo với giá trị kim ngạch đạt 1,33 tỷ USD, tăng 16,66% (tăng 190 triệu triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, trong số 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất có Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Điện thoại các loại và linh kiện; Sắt thép các loại; Xăng dầu các loại là suy giảm so với cùng kỳ.
(Thời báo Ngân hàng)