Giá dầu thế giới bật tăng mạnh trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sang nay 2/7/2016 - giờ Việt Nam) nhờ kỳ vọng động thái nới lỏng tiền tệ của nhiều nước để đối phó với cú sốc Brexit sẽ hỗ trợ giá hàng hóa. Hiện giá dầu WTI giao tháng 8 đã tăng lên 48,99 USD/bbl; trong khi dầu Brent giao tháng 9 cũng đứng ở 50,35 USD/bbl.
Tôm nhập khẩu từ châu Á đang nuốt chửng nguồn cung nội địa Mỹ
- Cập nhật : 09/09/2015
(Thuong mai)
Loại hải sản phổ biến nhất tại Mỹ này không còn của người Mỹ sản xuất ra nữa, nhưng chắc chắn giá của nó đang ngày càng rẻ hơn.
Việc tăng cường nhập khẩu tôm từ Indonesia, Ecuador và Ấn Độ đã khiến giá tôm Mỹ giảm hơn 1/3 so với năm ngoái. Đó là tin tốt đối với người tiêu dùng Mỹ vì họ tiêu thụ tôm nhiều hơn bất cứ loại thủy hải sản khác kể cả cá hồi và cá ngừ.
Tuy nhiên, điều này gây nhiều khó khăn đối với ngư dân Mỹ khi thị phần của họ tại thị trường nội địa giảm xuống chỉ còn khoảng 10%.
Giá tôm của hãng Wood's Fisheries, một nhà khai thác tôm tại Florida, Mỹ hiện chỉ còn 3,5 USD/pound, giảm hơn một nửa so với mức giá năm ngoái là 7,2 USD/pound. Wood's Fisheries là nhà cung câp lớn, mỗi năm bán khoảng 8 triệu pound tôm hoang dã mỗi năm cho các nhà chế biến như Whole Food và Wegmans, một số kho dự trữ tôm từ vịnh Mexico. Hãng này cũng đang bị tồn kho 1,5 triệu pound tôm các loại, tương đương 1/3 giá trị tài sản của hãng.
Đầu những năm 2000, một làn sóng nhập khẩu tôm bắt đầu đổ vào Mỹ và trở thành hàng hóa thương mại phổ biến. Theo FAO, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc, năm 2013, tổng sản lượng tôm chân trắng thế giới đạt 3,3 triệu tấn, gấp 3,5 lần so với năm 1990 vơi 92.000 tấn.
Cách đây 2 năm, nguồn cung đã từng bị thắt chặt khi dịch bệnh làm giảm tới 47% sản lượng tôm của Thái Lan, nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Thời gian này, giá bị đẩy lên cao kỷ lục, tạo động lực cho các nước khác ở châu Á sản xuất tôm nhiều hơn. Điều đó đã khiến nguồn cung lại trở nên dồi dào. Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ ngày 3/9, lượng tôm nhập khẩu vào nước này 7 tháng đầu năm nay đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay 316.118 tấn, cao hơn 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Viện nghiên cứu thủy sản Mỹ cho biết trong năm 2013, mỗi người dân Mỹ tiêu thụ trung bình khoảng 3,6 pound tôm, cao hơn so với cá hồi là 2,7 pound và cá ngừ đóng hộp 2.3 pound.
Ông Angel Rubia, giám đốc phân tích thị trượng tại công ty nghiên cứu Urner Barry cho biết: "Năm nay chúng ta có rất nhiều tôm và với nguồn cung toàn cầu liên tục tăng như hiện này, sẽ không có cách nào làm cho giá không đi xuống."
Nguồn cung rẻ hơn từ nước ngoài đã thay thế cung nội địa Mỹ, theo Bộ Nông nghiệp nước này ước tính đã làm giảm nguồn thu 600 triệu USD so với năm ngoái. Lượng tôm khai thác từ vịnh Mexico, nơi cung cấp tôm chủ yếu của Mỹ đã giảm xuống 35% so với 5 năm trước đạt 18.316 tấn trong 7 tháng đầu năm nay.
Theo ông Clint Guidry, chủ tịch hiệp hội Tôm Louisiana, giá tôm giảm nhiều khiến ngư dân Mỹ không có khả năng duy trì tàu thuyền đánh bắt. Sự từ bỏ đánh bắt tôm này càng khiến sản lượng tôm của Mỹ giảm. Cục nghề cá biển Quốc gia Mỹ, số giấy phép cho các tàu thuyền đánh bắt tôm giảm 24% so với năm 2007 chỉ còn 1470 giấy phép. Ngành đánh bắt tôm Mỹ cũng bị ảnh hưởng thiệt hại bởi những cơn bão lớn và sự cố tràn dầu năm 2010.
Tuy nhiên, sản lượng tôm nuôi toàn cầu bùng nổ đã thừa đủ để bù đắp sự sụt giảm tôm khai thác tại vịnh Mexico và còn đáp ứng nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc. Lượng tôm tiêu thụ tại châu Á cũng tăng vọt, thêm 1/3 trong vòng 5 năm qua, năm 2014 đạt 4,4 triệu tấn.