tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Quý II giá hàng hóa thế giới tăng mạnh nhất kể từ 2010

  • Cập nhật : 18/07/2016
Chỉ số giá 19 hàng hóa nguyên liệu do Reuters theo dõi - Thomson Reuters/Core Commodity CRB Index – tăng 13% trong quý II, mạnh nhất kể từ quý IV/2010.

Giá hàng hóa nguyên liệu trên thị trường thế giới quý II/2016 tăng mạnh nhất trong vòng hơn 5 năm, mạnh nhất là dầu, đường và vàng do nguồn cung khan hiếm dần ở nhiều lĩnh vực và các nhà đầu tư quay về với hàng hóa sau nhiều năm lảng tránh.
Giá hàng hoá đã liên tiếp giảm trong những năm gần đây khi đầu tư chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu, các thị trường mới nổi, nợ lãi suất cao và bất động sản. Nhưng các yếu tố cơ bản (cung-cầu) trên thị trường hàng hoá đã có sự thay đổi lớn, chuyển dần sang thắt chặt nguồn cung khiến các nhà đầu tư lại thấy cơ hội sinh lời ở thị trường này.

Nhiều nhà phân tích tin rằng xu hướng giá tăng sẽ còn tiếp diễn từ nay tới cuối năm, nhưng cũng không ít người cảnh báo rằng giá tăng gần đây có thể khiến nguồn cung tăng trở lại và lại gây áp lực lên giá.

Vàng: Vàng tiếp tục một quý tăng giá, với vàng giao ngay kết thúc quý II ở mức 1.320,90 USD/ounce, trong khi đó vàng giao tháng 8 ở mức 1.320,60 USD/ounce. Tính riêng trong tháng 6, giá vàng tăng khoảng 8,7%, trong quý II tăng khoảng 6,9% (quý thứ 2 liên tiếp tăng giá), còn trong nửa đầu năm 2016 tăng 24,4%.

Tâm lý chờ đợi diễn biến trên chính trường Anh và sự thiếu chắc chắn về tăng trưởng của Trung Quốc là nguyên nhân chính đẩy giá vàng tăng trong quý II. Ngoài ra, lo ngại về sức khoẻ kinh tế thế giới và lợi suất trái phiếu toàn cầu âm cũng khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Đồng đô la yếu đi cũng khiến giá vàng và dầu - hai mặt hàng tính theo USD – trở nên rẻ hơn với người mua bằng những loại tiền khác. Khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất ngày càng thấp đi cũng góp phần khiến vàng tăng giá.
Trong số các kim loại quý khác, bạc kết thúc quý II ở giá 18,623 USD/oz, mức đóng cửa cao nhất kể từ giữa tháng 9/2014, qua đó giúp hợp đồng này leo dốc 20% trong quý 2/2016 và nhảy vọt 35% trong nửa đầu năm. Bạch kim tăng gần 15% trong 6 tháng đầu năm, lên 1,024.30 USD/oz, còn paladi tăng 6% lên 597.35 USD/oz.

Dầu mỏ: Dầu thô nằm trong số những mặt hàng giá tăng mạnh nhất, tăng 25% trong quý II. Đây là quý giá dầu tăng mạnh nhất trong vòng 7 năm. Cả dầu Mỹ và dầu Brent biển Bắc đều hồi phục mạnh từ mức thấp nhất 12 năm hồi đầu năm nay, bởi dự báo tình trạng dư thừa nguồn cung kéo dài suốt từ năm 2014 sẽ bắt đầu giảm dần bởi sản lượng giảm sau khi giá dầu thấp kéo dài.

Dầu WTI kết thúc quý II ở mức 48,33 USD/thùng. Giá dầu Brent kết thúc quý ở 49,68 USD/thùng. Tuy tăng trong quý II nhưng tính riêng trong tháng 6 giá dầu WTI giảm 1,6%. Dầu Brent tăng nhẹ 0,2% trong tháng 6. Tính chung trong nửa đầu năm, dầu Brent tăng giá 33%, mạnh nhất kể từ sau khi tăng 52% cách đây 7 năm, còn dầu WTI tăng 31%.
Giới đầu tư đã đổ tiền vào dầu sau khi giá dầu rơi xuống mức thấp nhất 13 năm trong quý I/2016 với đặt cược rằng tình trạng thừa cung toàn cầu sẽ giảm. Sản lượng dầu thô của Mỹ và một số khu vực khác bắt đầu giảm và sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ tại Canada và Nigeria cũng giúp giá dầu tăng trong những tháng gần đây.
Nhiều nhà phân tích và giới đầu tư dự đoán giá dầu dao động ở mức 50 USD/thùng trong quý III khi nhu cầu xăng tăng cao trong mùa lái xe du lịch mùa hè nhưng lượng dầu lưu kho toàn cầu ở mức cao sẽ kiềm chế đà tăng của giá dầu.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường cảnh báo rằng đà tăng của giá dầu trong những tháng gần đây sẽ khuyến khích các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ bắt đầu khoan giếng dầu mới và tăng sản lượng - kéo giảm giá dầu. Hơn nữa, hoạt động sản xuất dầu thô của Canada sẽ hồi phục sau nạn cháy rừng khiến nhiều giếng dầu phải đóng cửa.
Giá dầu cũng có thể biến động cùng chiều với các thị trường khác khi giới đầu tư đánh giá tác động của Brexit và phản ứng trước quyết định của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Các loại hàng hóa giao dịch bằng USD, như dầu thô, thường diễn biến trái chiều với đồng bạc xanh.

Kim loại cơ bản: Trong số các kim loại cơ bản, kẽm lên mức giá cao nhất trong năm do dự báo thị trường sẽ thiếu hụt nguồn cung. Trong quý II, kẽm tăng giá hơn 15%, mạnh nhất kể từ quý III/2010, còn trong 6 tháng đầu năm kẽm tăng giá hơn 30%, lên mức cao kỷ lục 12 tháng bởi đã tới thời điểm các mỏ phải cắt giảm khai thác vì mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường.
Khí gas: Khí gas thiên nhiên kết thúc quý II ở mức giá 2.924 USD/MMBtu. Tính chung cả quý, khí gas tăng 49%, còn trong 6 tháng đầu năm tăng 25,1%. Đây là quý tăng giá mạnh nhất của thị trường này kể từ quý III/2015.
Khí gas hoá lỏng (LNG) trên thị trường châu Á gần cuối quý II đã tăng lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 2 do nhập khẩu vào châu Á gia tăng. LNG giao ngay trên thị trường châu Á đã tăng lên mức khoảng 5,5 USD/MMBtu, tăng khoảng 1/3 so với mức thấp nhất của năm rơi vào tháng 4. Nhập khẩu LNG vào các thị trường Nhật Bản, Đài Loan (TQ) và Trung Quốc lục địa đều tăng mạnh. Xuất khẩu sang Bắc Á cũng tăng trong những tuần cuối quý, lên khoảng 3 tỷ m3 - 4 tỷ m3 từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, theo số liệu của Eikon Reuters. Sự kiện Anh rời EU cũng khiến giá khí gas tăng, bởi mặt hàng này giao dịch bằng đồng bảng Anh, mà Anh đã giảm giá mạnh so với USD.

Đường: Đường tăng giá mạnh vào những tuần cuối quý do lo ngại tình trạng thiếu cung trên toàn cầu sau nhiều năm dư thừa. Đường thô kỳ hạn giao sau đã tăng giá gần 40% trong quý II, manh nhất kể từ 2010, kết thúc ở mức cao kỷ lục hơn 3 năm rưỡi, trong bối cảnh các nhà đầu tư mua mạnh và đồng nội tệ Brazil – đồng real – tăng lên mức cao kỷ lục 11 tháng so với USD. Tính trong nửa đầu năm, giá đường đã tăng 32%.
Giá đường đã vượt 20 US centy/lb, cao nhất kể từ 2012, bởi tiêu thụ cao kỷ lục khiến tồn trữ giảm. Mưa lớn và sương giá ở brazil gây lo ngại về sản lượng ở nước sản xuất đường lớn nhất thế giới này.

Ngũ cốc: Trong rổ hàng hoá tính chỉ số Bloomberg, khô đậu tương – nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi – đã tăng giá 45% trong 6 tháng đầu năm. Nhu cầu thịt tăng mạnh cũng góp phần đẩy giá khô đậu tương tăng lên. Cùng với khô đậu tương, ngũ cốc cũng tăng giá mạnh tới giữa tháng 6/2016 bởi lo sợ lũ lụt ở Argentina, khô hạn ở Brazil và thời tiết xấu đúng vụ gieo trồng ở Mỹ có thể làm giảm nguồn cung trên toàn cầu. Tuy nhiên, thời tiết từ giữa tháng 6 ở khu Trung tây nước Mỹ đã tốt lên và giá những nông sản này đã giảm dần trở lại.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 31/12/15

Giá 31/3

Giá 31/5

Giá 30/6

Dầu thô WTI

USD/thùng

37,04

38,32

49,37

48,57

Dầu Brent

USD/thùng

37,28

39,26

50,05

49,68

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

28.010,00

26.600,00

32.730,00

30.630,00

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,34

1,99

2,17

2,94

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

127,10

142,70

162,91

150,54

Dầu đốt

US cent/gallon

112,39

116,00

151,40

149,78

Dầu khí

USD/tấn

334,25

350,00

452,00

442,75

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

37.160,00

37.240,00

45.500,00

43.630,00

Vàng New York

USD/ounce

1.060,20

1.228,50

1.214,60

1.328,80

Vàng TOCOM

JPY/g

4.117,00

4.413,00

4.306,00

4.370,00

Bạc New York

USD/ounce

13,80

15,24

16,07

18,94

Bạc TOCOM

JPY/g

54,30

55,00

56,90

62,20

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

891,55

964,15

979,85

1.026,70

Palladium giao ngay

USD/t oz.

558,65

563,80

544,20

599,70

Đồng New York

US cent/lb

213,50

217,90

210,00

218,65

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.705,00

4.872,50

4.695,00

4.845,00

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.507,00

1.496,00

1.556,00

1.649,00

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

1.609,00

1.797,00

1.899,00

2.104,50

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

14.555,00

16.875,00

16.200,00

17.050,00

Ngô

US cent/bushel

358,75

366,50

412,75

365,50

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

470,00

464,25

483,25

443,00

Lúa mạch

US cent/bushel

217,25

188,00

191,50

201,50

Gạo thô

USD/cwt

11,84

10,03

10,87

10,72

Đậu tương

US cent/bushel

864,25

908,75

1.095,00

1.151,00

Khô đậu tương

USD/tấn

265,50

272,00

405,40

399,80

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,75

33,80

31,65

32,22

Hạt cải WCE

CAD/tấn

486,50

474,10

512,10

495,70

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.211,00

2.974,00

3.005,00

2.963,00

Cà phê Mỹ

US cent/lb

126,70

127,00

121,30

145,65

Đường thô

US cent/lb

15,24

15,87

17,52

20,33

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

144,65

141,80

146,50

177,20

Bông

US cent/lb

63,28

57,51

64,29

64,63

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

256,10

312,30

309,30

307,70

Cao su TOCOM

JPY/kg

159,00

176,20

164,00

155,00

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

1,48

1,64

1,60

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg, Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục