Giá bông thế giới hàng ngày
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 19-04-2016
- Cập nhật : 19/04/2016
Giá dầu giảm phiên thứ 4 liên tiếp khi phiên họp Doha thất bại
Giá dầu phiên 18/4 giảm sau khi các nước sản xuất chủ chốt không thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp tại Doha hôm 17/4.
Giá dầu phiên 18/4 giảm sau khi các nước sản xuất chủ chốt không thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp tại Doha hôm 17/4.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 58 cent, tương ứng 1,4%, xuống 39,78 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá giảm xuống 37,61 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 42,91 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá rơi xuống mức 40,10 USD/thùng.
Giá dầu giảm mạnh sau tin tức về phiên họp tại Doha. Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường cho rằng giá dầu không thể lại rơi xuống mức đáy như hồi tháng 2 do sản lượng toàn cầu đang có xu hướng giảm và nhu cầu tiếp tục tăng. Hơn nữa, đà giảm của giá dầu cũng phần nào chững lại do lo ngại cuộc đình công tại Kuwait sẽ kéo giảm nguồn cung dầu của nước này.
Kuwait Oil Co., hôm Chủ nhật 17/4 cho biết, sản lượng dầu thô của công ty đã giảm xuống 1,1 triệu thùng/ngày so với mức 3 triệu thùng/ngày trước đó do cuộc đình công.
Giá dầu Mỹ đã tăng hơn 50% từ mức thấp nhất 13 năm qua hồi tháng 2/2016 do đồn đoán các nước sản xuất chủ chốt, kể cả Arab Saudi và Nga sẽ đồng ý đóng băng sản lượng. Mặc dù sản lượng toàn cầu tiếp tục vượt nhu cầu, nhưng một số nhà đầu tư hy vọng thỏa thuận đóng băng sản lượng sẽ khiến sản lượng giảm trong tương lai. Tuy nhiên, Nga và các nước thành viên OPEC đã không thể đạt được thỏa thuận đầy mong đợi này trong phiên họp tại Doha, Qatar, hôm Chủ nhật 17/4 vừa qua.
Nguyên nhân chính khiến phiên họp Doha đổ vỡ là việc Arab Saudi từ chối tham gia thỏa thuận nếu Iran không cam kết có hành động tương tự trong việc đóng băng sản lượng.
Sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC như Mỹ, Mexico, Trung Quốc và Nga đang giảm - phần nào hỗ trợ giá dầu trong thời gian tới.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô bình quân của Mỹ dự đoán giảm xuống 8,6 triệu thùng/ngày trong năm 2016 và 8 triệu thùng/ngày trong năm 2017 so với mức 9,4 triệu thùng/ngày trong năm 2015.(NCĐT)
Giá vàng ổn định khi USD suy yếu
Giá vàng phiên 18/4 ổn định khi USD giảm, chứng khoán toàn cầu tăng và đà giảm của giá dầu chững lại.
Giá vàng phiên 18/4 ổn định khi USD giảm, chứng khoán toàn cầu tăng và đà giảm của giá dầu chững lại.
Giá dầu Brent giảm 7% khi các nước sản xuất chủ chốt không thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp hôm Chủ nhật 17/4, nhưng đà giảm chững lại sau khi cuộc đình công tại Kuwait khiến sản lượng dầu thô của nước này giảm hơn 1/2.
Chốt phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,02% xuống 1.233,35 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 40 cent, tương ứng 0,03%, lên 1.235 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá vàng kỳ hạn tăng lên 1.243,3 USD/ounce.
Fed đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua hồi tháng 12/2015 nhưng đã giảm tốc độ lộ trình nâng lãi suất trong năm nay trước những mối nguy liên quan đến việc kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Hôm thứ Sáu 15/4, Chủ tịch Fed Chicago Charles Evans cho biết, Fed dường như đang trên lộ trình nâng lãi suất ít nhất 2 lần từ giờ đến cuối năm.
Giá vàng có thể vẫn được hỗ trợ ở ngưỡng 1.260 USD/ounce trong quý II năm nay trước khi Fed nâng lãi suất - có thể diễn ra vào tháng 7, các nhà phân tích tại Natixis cho hay.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Sáu 15/4 tăng lần đàu tiên trong vòng một tuần qua.
Trong khi đó, giá vàng ở mức cao trong năm nay đã ảnh hưởng xấu đến nhu cầu vật chất tại các thị trường chủ chốt là Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,1% xuống 16,21 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,1% xuống 971,2 USD/ounce và giá palladium giảm 0,1% xuống 565 USD/ounce.(NCĐT)
Trung Quốc nhập khẩu trở lại tôm sú Việt Nam
Danh sách trên cũng đã được AQSIQ thông báo tới các cửa khẩu phía Trung Quốc.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa cho biết như trên.
Trước đó, kể từ ngày 5-2-2015, Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu tôm sú sống của Việt Nam với lý do tiếp tục phát hiện virus gây bệnh trên tôm. Sau đó Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thúc đẩy Trung Quốc khẩn trương gỡ bỏ lệnh cấm này. Cuối cùng, AQSIQ đã đồng ý khôi phục xuất khẩu tôm sú sống sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp đóng gói và cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam.