tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 20-04-2016

  • Cập nhật : 20/04/2016

Giá vàng lên cao nhất 1 tuần sau số liệu kinh tế Mỹ

gia vang phien 19/4 tang 2% do usd mat gia sau khi so lieu kinh te my thap hon du doan.

Giá vàng phiên 19/4 tăng 2% do USD mất giá sau khi số liệu kinh tế Mỹ thấp hơn dự đoán.


Giá vàng phiên 19/4 tăng 2% do USD mất giá sau khi số liệu kinh tế Mỹ thấp hơn dự đoán.

Số nhà mới khởi công xây dựng tại Mỹ trong tháng 3/2016 giảm mạnh hơn dự đoán và số giấy phép xây dựng nhà ở rơi xuống mức thấp nhất một năm qua, chứng tỏ thị trường nhà ở đang giảm tốc cùng với nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế trong quý I/2016 đang chậm lại.

Lúc 14h50 giờ New York (1h50 sáng ngày 20/4 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 1,8% lên 1.252,77 USD/ounce, trong phiên có lúc giá lên cao nhất một tuần ở 1.256,8 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 1,6% lên 1.254,3 USD/ounce.

USD tiếp tục suy yếu sau số liệu kinh tế Mỹ, giảm 0,6% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ. Đồng bạc xanh đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015 trong những tuần gần đây.

Thị trường chứng khoán toàn cầu phiên 19/4 tăng điểm nhưng điều đó cũng không làm giảm nhu cầu vàng - luôn được coi là tài sản trú ẩn an toàn.

Giới đầu tư vàng cũng đang theo dõi bình luận của các quan chức Mỹ để đánh giá viễn cảnh chính sách tiền tệ của Mỹ.

Chủ tịch Fed New York William Dudley hôm thứ Hai 18/4 cho biết, các điều kiện kinh tế của Mỹ “về cơ bản là thuận lợi” nhưng Fed vẫn sẽ thận trọng trong việc nâng lãi suất.

Tuy nhiên, Chủ tịch Fed Boston Eric Rosengren lại cho rằng Fed sẽ nâng lãi suất với tốc độ nhanh hơn dự đoán của giới đầu tư.

Trung Quốc - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - hôm thứ Ba 19/4 đã áp dụng mức giá chuẩn bằng nhân dân tệ áp dụng với vàng trong một nỗ lực tăng cường kiểm soát giá kim loại quý và nâng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường vàng quốc tế.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 4,3% lên 16,92 USD/ounce, trong phiên, có lúc giá bạc tăng 5,2% lên cao nhất 10 tháng ở 17,07 USD/ounce trong khi giá bạch kim tăng 4,1% lên 1.015,7 USD/ounce, cao nhất kể từ 23/10/2015 và giá palladium tăng 2,5% lên 579 USD/ounce.(NCĐT)


Giá dầu bật tăng do nguồn cung gián đoạn

gia dau phien 19/4 tang tro lai khi thi truong “tam quen” di su that bai cua phien hop ban ve viec dong bang san luong tai doha

Giá dầu phiên 19/4 tăng trở lại khi thị trường “tạm quên” đi sự thất bại của phiên họp bàn về việc đóng băng sản lượng tại Doha


Cung-cầu sẽ từng bước cân bằng trở lại, một số nhà phân tích cho biết.

Giá dầu phiên 19/4 tăng trở lại khi thị trường “tạm quên” đi sự thất bại của phiên họp bàn về việc đóng băng sản lượng tại Doha và tập trung vào sự gián đoạn nguồn cung, đang kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 5/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 1,3 USD, tương ứng 3,3%, lên 41,08 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 6/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 1,12 USD, tương đương 2,6%, lên 44,03 USD/thùng.

Mặc dù việc các nước sản xuất dầu thô chủ chốt thất bại trong phiên họp bàn về đóng băng sản lượng tại Doha hôm 17/4 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường, nhưng các điều kiện cung-cầu đã phần nào được cải thiện do sự gián đoạn nguồn cung trên thế giới - được dự đoán sẽ khiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm 2 triệu thùng/ngày, tương đương mức thừa cung ước tính hiện nay.

Cuộc đình công của công nhân ngành dầu mỏ tại Kuwait bước sang ngày thứ 3 đã khiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm 1,3 triệu thùng/ngày và những vấn đề liên quan đến đường ống dẫn dầu tại Nigeria cũng giúp nguồn cung giảm thêm 440.000 thùng/ngày, dù một số người dự đoán sự cố này sẽ được khắc phục vào ngày 19/4.

Khoảng 150.000 thùng dầu/ngày của Iraq đã không đến được thị trường do sự cố đường ống dẫn dầu giữa khu vực thuộc quyền kiểm soát của chính phủ và khu vực dưới quyền của người Kurd. Bên cạnh đó, hoạt động bảo dưỡng tại Biển Bắc được dự đoán kéo giảm nguồn cung thêm 160.000 thùng/ngày.

Hãng tư vẫn Aspects nhận định, thị trường dầu thô đang từng bước cân bằng dù có hay không thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa các nước sản xuất chủ chốt, tuy nhiên, quá trình này cần có thời gian.

Đà sụt giảm sản lượng dầu thô tại châu Mỹ Latin và Mỹ cũng đang tăng tốc. Số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ tuần trước cho thấy, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm xuống dưới 9 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Tuy nhiên, lượng dầu lưu kho của của Mỹ được dự đoán tiếp tục tăng. Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/4 tăng 2 triệu thùng.

Viện Dầu mỏ Mỹ (API) hôm thứ Ba 19/4 cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 15/4 tăng 3,1 triệu thùng trong khi đó nguồn cung xăng giảm 1 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 2,5 triệu thùng.(NCĐT)


Giá thép cây Châu Á đi lên theo sự phục hồi của phôi thanh Trung Quốc

Giá giao ngay của thép cây ở Châu Á tiếp tục đà tăng trong ngày đầu tuần khi giá Trung Quốc một lần nữa bắt đầu tăng trở lại, sau những lần điều chỉnh được chứng kiến hồi cuối tuần trước.

Platts định giá thép cây BS500 đường kính 16-20mm tăng 6.5 USD/tấn so với thứ sáu tuần trước lên 385-393 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế.

Một số nhà máy Trung Quốc đã nâng giá xuất xưởng một lần nữa vào ngày thứ Hai để phản hồi trước sự phục hồi mạnh của thị trường nội địa, nhờ giá phôi thanh tăng vào cuối tuần qua.

Một nhà máy ở miền đông đang yết giá 425 USD/tấn FOB trọng lượng lý thuyết giao tháng 7 (tương đương 438 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế gồm dung sai khối lượng 3%), tăng từ mức 395 USD/tấn FOB được ghi nhận hồi giữa tuần trước.

Trong khi đó, một số nhà máy ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc cũng nâng chào giá lên 425 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế, tăng 30 USD/tấn so với thứ Năm tuần trước.

“Với sự bất ổn lớn của giá, chúng tôi thậm chí còn không biết quyết định chào giá của mình như thế nào”, một thương nhân ở miền đông thừa nhận.

Một nhà máy ở miền bắc đang chào giá thấp hơn ở mức 400 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế, cũng tăng 5-10 USD/tấn so với tuần trước nhưng chỉ có thể có được mức giá này cho hàng giao tháng 9.

Một khách hàng ở Singapore cho biết công ty ông đã lên kế hoạch để thương lượng giá với các nhà máy tuần này và nói rằng giá mua lý tưởng được nhắm tới là 380-400 USD/tấn CFR trọng lượng lý thuyết. Tuy nhiên, mức tăng cuối tuần trước đã làm vỡ hy vọng chốt giá dưới 400 USD/tấn CFR một cách trực tiếp từ các nhà máy.

Một thương nhân khác ở miền đông đang chào bán hàng tồn được mua trước đó với giá 395 USD/tấn CFR Singapore trọng lượng lý thuyết, cũng tăng 10 USD/tấn so với tuần trước. Mức giá này tương đương 395 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế gồm phí vận chuyển 12 USD/tấn và dung sai khối lượng 3%. Chào giá cũng có sẵn ở mức 390 USD/tấn CFR nhưng Platts không thể xác nhận mức giá này.

Tại Hong Kong, một nhà máy tuyên bố đã bán vài ngàn tấn thép cây trong tuần trước với giá 410 USD/tấn CFR Hong Kong giao tháng 6, nhưng không có thêm chi tiết nào liên quan đến giao dịch này.

Một vài nguồn tin khác nghĩ mức giá này không thể lặp lại do chào giá thấp vẫn còn. Một nhà tích trữ đã nhận được chào giá 395 USD/tấn CFR trọng lượng thực tế, tương đương 385 USD/tấn FOB với phí vận chuyển 10 USD/tấn.


Chưa có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng thép hiện nay

Cuộc họp của các nước sản xuất thép lớn trên thế giới vào ngày 18/4 tại Brussels đã không đạt được sự nhất trí về các biện pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng thép hiện nay. Trung Quốc cam kết cắt giảm sản lượng song nước này vẫn là một yếu tố bất thường khó dự đoán trên thị trường.

Đại diện 34 nước sản xuất thép trên thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Thép Thế giới và khu vực tư nhân đã tham dự cuộc họp do OCED tổ chức tại Brussels vào ngày 18/4 để thảo luận cách thức các chính phủ có thể hỗ trợ quá trình cơ cấu ngành công nghiệp thép và nhất trí về các biện pháp giảm bớt những chính sách bóp méo sự cạnh tranh.

Bộ trưởng Thương mại Anh Sajid Javid cho biết đã không có giải pháp nào đạt được để tháo gỡ vấn đề khủng hoảng thép hiện nay. Song ông Javid kỳ vọng rằng cam kết cắt giảm sản lượng thép mà Trung Quốc đưa ra lần này sẽ góp sẽ góp phần tạo ra sự khác biệt cho thị trường đang suy yếu.

Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhang Ji đã phản bác lời cáo buộc Bắc Kinh trợ cấp cho các nhà xuất khẩu thép. Trung Quốc lý giải nguyên nhân chính dẫn tới công suất quá tải là do nhu cầu sụt giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và đây cũng là vấn đề của tất cả các nước. Ông Zang Ji cho biết Trung Quốc đã cắt giảm công suất 90 triệu tấn và đặt kế hoạch cắt giảm thêm 100 - 150 triệu tấn, xuống còn chừng 1,13 tỉ tấn vào năm 2020.

Ông Gareth Stace, Giám đốc của Công ty Thép Anh nói: "Chúng ta dường như chưa tiến sát hơn đến việc tìm ra hành động quốc tế để đưa các giải pháp vào thực tiễn. Đây là một vấn đề toàn cầu nên cần có giải pháp toàn cầu nhằm tháo gỡ tình trạng công suất quá tải hiện nay và thời gian là điều xa sỉ chúng ta không có”. Đại diện thương mại EU Cecilia Malmstroem cũng cho rằng khôi phục ngành thép đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu lâu dài để dẫn đến cải cách có hiệu quả.

Cuộc họp này đã được đánh giá có ý nghĩa sống còn đối với nhiều công ty thép đang làm ăn thua lỗ. Tình trạng dư thừa khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng. Tata Steel, tập đoàn thép lớn của Ấn Độ và là hãng sản xuất thép lớn nhất tại Anh là một ví dụ. Giá thép Trung Quốc 'bèo bọt' trong khi chi phí năng lượng ở Anh đắt đỏ hơn so với các nước khác đã khiến Tata tiếp tục thua lỗ trong tháng qua. Do vậy, Tata đang lên kế hoạch rút khỏi Anh và khiến 15.000 việc làm tại đây bị đe dọa.

Theo bà Elzbieta Bienkowska, uỷ viên phụ trách công nghiệp và thị trường nội địa, EU cần cân nhắc cho phép các nước thành viên trợ cấp ngành thép của mình. Hiện nay, EU áp dụng hàng loạt các biện pháp chống phá giá đối với Trung Quốc, trong đó có một số biện pháp liên quan đến ngành thép, song các nhà phê bình cho rằng từng ấy vẫn chưa đủ.

Các hãng chế tạo thép châu Âu thúc giục EU noi gương Mỹ thực hiện trừng phạt Trung Quốc bằng việc áp các loại thuế mới song EU cho đến nay xem ra vẫn do dự về việc gây sức ép trực tiếp hơn đối với Trung Quốc về vấn đề này.

OECD cho biết sản lượng thép thế giới đạt 2,37 tỉ tấn trong năm 2015, giảm 70,9% so với năm 2014 song chỉ 67,5% trong đó được sử dụng.

Là nước đóng góp khoảng 1/2 sản lượng thép toàn cầu, Trung Quốc bị cáo buộc đã gây ra tình trạng ứ thừa thép trên thị trường thế giới do nguồn cung quá lớn được bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất. Điều này vi phạm các quy định thương mại toàn cầu.

Người Trung Quốc hứa vậy nhưng chưa chắc đã làm vậy. Bởi thực tế cho thấy, sản lượng thép Trung Quốc tăng trong tháng 3/2016 bất chấp cam kết cắt giảm công suất trước đó của nước này. Con số sản lượng thép 1,13 tỉ tấn dự kiến vẫn vượt xa so với mức cầu thực tế. Vì vậy, Trung Quốc vẫn là một yếu tố bất thường khó dự đoán trên thị trường.


Giá nguyên liệu sản xuất tôn tăng mạnh

Giá nguyên liệu thép cuộn cán nóng (là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn mạ kẽm, mạ màu, xà gồ...) đã tăng bất thường trong gần hai tuần nay.

Ngày 18-4, ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), cho biết giá nguyên liệu thép cuộn cán nóng (là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn mạ kẽm, mạ màu, xà gồ...) đã tăng bất thường trong gần hai tuần nay.

So với tháng trước, giá thép cuộn cán nóng đã tăng hơn 100 USD/tấn, giữ mức 480 USD/tấn với điều kiện giao ngay. Nếu giao hàng trong tháng 5-2016, giá được chào mức 510 - 515 USD/tấn.

“Thép cuộn cán nóng là loại thép VN chưa sản xuất được, nên doanh nghiệp sản xuất thép tấm/lá trong nước lệ thuộc 100% hàng nhập khẩu”, ông Sưa nói.

Theo ước tính chưa đầy đủ, đã có trên 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng được nhập khẩu trong quý 1-2016, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60-70% trong tổng lượng nhập. Theo ông Sưa, việc thép cuộn cán nóng có giá tăng vọt “có thể là do Trung Quốc tiết giảm sản lượng sản xuất sau một thời gian dài thua lỗ. Điều này dẫn đến nguồn cung thiếu hụt tạm thời, khiến giá bị đẩy lên cao”.

Ông Sưa cũng bác bỏ lý do giá nguyên liệu sản xuất tôn các loại tăng vọt là do Bộ Công thương đang điều tra chống bán phá giá đối với tôn mạ kẽm nhập khẩu.

“Nếu nói Trung Quốc tăng giá vì VN là điều không thể vì nhu cầu tại thị trường VN cực nhỏ so với các thị trường quốc tế khác mà Trung Quốc đang cung cấp”, ông Sưa khẳng định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục