Giá nước cam thế giới hàng ngày
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 17-06-2016
- Cập nhật : 17/06/2016
Giá dầu giảm phiên thứ 6, bắt đáy một tháng
Lo ngại về Brexit và sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên đã khiến giá dầu có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4.
Lo ngại về Brexit và sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên đã khiến giá dầu có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4.
Giá dầu Mỹ phiên 16/6 ghi nhận mức giảm một ngày lớn nhất kể tháng 4 do thị trường lo ngại về cuộc bỏ phiếu của người dân Anh về Brexit.
Giá dầu đã giảm 6 phiên liên tiếp khi giới đầu tư đánh giá sự bất ổn kinh tế toàn cầu và triển vọng sản lượng dầu thô của Mỹ có thể bắt đầu tăng trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,8 USD, tương đương 3,7%, xuống 46,21 USD/thùng, thấp nhất kể từ 13/5.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,78 USD, tương ứng 3,6%, xuống 47,19 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5.
Giá dầu giảm cùng với chứng khoán toàn cầu - bị bán tháo trong những ngày gần đây trong bối cảnh lo ngại người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc nước này ra khỏi EU sẽ làm rối loạn thị trường tài chính.
Giới đầu tư cũng đang đánh giá xem liệu sản lượng dầu thô của Mỹ - giảm trong khoảng một năm qua - có tăng trở lại hay không. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm từ mức đỉnh hồi tháng 4/2015 khi giá dầu ở mức thấp buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm chi tiêu cho hoạt động khoan và thăm dò giếng dầu mới. Nhưng giá dầu Mỹ đã tăng hơn 75% kể từ mức đáy hồi tháng 2/2016 và số giàn khoan dầu tại Mỹ đã tăng 2 tuần liên tiếp.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư 15/6 cho biết, lượng dầu lưu kho của nước này trong tuần kết thúc vào 10/6 giảm ít hơn dự đoán, chỉ giảm 900.000 thùng. Trong khi đó, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, lại tăng 900.000 thùng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm 29.000 thùng/ngày xuống 8,72 triệu thùng/ngày.(NCĐT)
Giá vàng lập đỉnh 2 năm do đồn đoán Fed giảm lộ trình nâng lãi suất
Giá vàng phiên 16/6 lên cao nhất 2 năm khi Fed tỏ ra chủ hòa hơn sau phiên họp tháng 6 và USD xuống thấp nhất 21 tháng so với yên.
Giá vàng phiên 16/6 lên cao nhất 2 năm khi Fed tỏ ra chủ hòa hơn sau phiên họp tháng 6 và USD xuống thấp nhất 21 tháng so với yên.
Quan điểm thận trọng của Fed được đưa ra ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu của người dân Anh về việc đi hay ở lại EU vào ngày 23/6 tới đây, làm giảm “khẩu vị” tài sản được coi là rủi ro hơn và khiến giới đầu tư đổ tiền vào trái phiếu và vàng.
Lúc 9h36 giờ GMT giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.306,3 USD/ounce. Giá vàng giao ngay đã tăng 7% trong tháng này sau khi rơi xuống mức thấp nhất 3 tháng rưỡi hôm 30/5.
Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,8% lên 1.298,4 USD/ounce. Đầu phiên, có lúc giá lên 1.318,9 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 8/2014.
Giá vàng tính theo bảng Anh tăng 2% lên cao nhất 3 năm ở 928 bảng/ounce.
Hôm thứ Tư 15/6, Fed phát tín hiệu vẫn giữ kế hoạch nâng lãi suất 2 lần trong năm nay nhưng cho biết tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong những năm tới.
Đồn đoán Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất trong mùa hè này giảm xuống sau khi số liệu việc làm phi nông nghiệp tháng 5 đáng thất vọng được công bố. Việc này giúp đẩy giá vàng tăng lên.
HSBC cho rằng, Fed càng trì hoãn nâng lãi suất lâu bao nhiêu, giá vàng càng được hưởng lợi bấy nhiêu.
Giá vàng cũng được hỗ trợ sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trì hoãn việc mở rộng các biện pháp kích thích tiền tệ, khiến yên tăng 2% so với USD.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhát thế giới SPDR hôm thứ Tư 15/6 tăng 0,23% lên 900,75 tấn, cao nhất kể từ tháng 10/2013.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,4% lên 17,7 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,5% lên 985,26 USD/ounce và giá palladium tăng 1% len 537,46 USD/ounce.
Giá đồng ổn định sau ngày tốt nhất kể từ tháng trên vì quyết định của Fed
Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London thay đổi không đáng kể ở mức 4.637 USD/tấn, sau khi tăng 2,5% vào thứ tư, tăng lớn nhất ngày kể từ ngày 04/3.
Giá nhôm giảm 0,3 % xuống 1,622 USD/tấn sau khi đạt đỉnh ở 1.631,50 USD/tấn, mạnh nhất kể từ tháng 5.
Giá đồng giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 1,5% lên 35.710 NDT/tấn (5.428 USD/tấn).
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không tăng lãi suất vào thứ tư (15/6) và cho biết tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ tác động đến tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong những năm tới.
Trong khi, dấu hiệu ngân hàng trung ương Mỹ vẫn lên kế hoạch tăng lãi suất hai lần trong năm 2016, sáu trong số 17 nhà hoạch định chính sách chỉ có một người dự báo tăng lãi suất trong năm nay. Chỉ có một nhà hoạch định chính sách của Fed dự báo như vậy khi dự báo kinh tế đã ban hành vào cuối tháng 3.
Đồng đôla suy giảm so với các tiền tệ khác trong rổ tiền tệ. Khiến cho hàng hóa định giá bằng đồng đô la như đồng và các kim loại cơ bản khác rẻ hơn cho người kinh doanh bằn các đồng tiền khác.
Mỹ không tăng lãi suất, Chủ tịch Janet Yellen của Fed trích dẫn là do ảnh hưởng việc tăng chậm, tăng trưởng ảm đạm và lạm phát thấp và một cuộc bỏ phiếu sắp xảy ra ở Anh về việc có nên bỏ Liên minh châu Âu.
Thị trường thế giới đã định giá trong "nửa động thái" nên cử tri Anh cuối cùng quyết định chấp thuận cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 và rời khỏi Liên minh Châu Âu, Nigel Bolton người đứng đầu quỹ BlackRock cho biết.(Vinanet)
Giá tấm mỏng Mỹ ổn định bất chấp tính vụ mùa
Giá HRC và CRC tại Mỹ ổn định hôm thứ Ba nhưng các nguồn tin đang nhìn thấy rẳng các hoạt động giảm đi vào những tháng mùa hè mùa thấp điểm. Tuy nhiên, thời gian gian hàng vẫn tiếp tục mở rộng đủ để giữ đơn đặt hàng nhà máy ổn định.
Platts duy trì định giá HRC và CRC hàng ngày ở 630-640usd/ tấn ngắn và 820-840usd/tấn ngắn, tương ứng. Cả hai giá được chuẩn hóa theo giá cơ sở xuất xưởng Midwest (Indiana).
Một nguồn tin trung tâm dịch vụ cho biết đợt tăng giá mạnh mẽ trong nửa đầu năm là một hiện tượng xu hướng giá bị thúc đẩy bởi nguồn cung và người này không nhìn thấy nhu cầu tiêu thụ HRC cải thiện vì các thị trường thiếp bị năng lượng, thiết bị công nghiệp nặng vẫn đang chịu sức ép. Sau chuyến tham quan gần đây tại thị trường Tây Nam, nguồn tin cho hay hàng tồn kho thiết bị công nghiệp và nguồn vật liệu ở mức cao cần phải được hấp thụ trước như cầu tiêu thụ tấm mỏng cải thiện cải thiện trở nên rõ ràng.
Một nguồn tin trung tâm dịch vụ thứ hai cho biết mặc dù nhu cầu tiêu thụ tương đối yếu đối với HRC trên thị trường nhưng nhìn chung nguồn cung vẫn còn rất hạn chế. Ông không tin rằng thị trường sẽ nhận được niềm tin cho nguồn cung thắt chặt, đặc biệt là trong mua thấp điểm hè. Tuy nhiên, sau khi nguồn cung trong nước giảm và hàng nhập khẩu cập cảng mới bị hạn chế do những vụ kiện thương mại chống bán phá giá, nguồn tin thứ hai nghĩ rằng bất kỳ sự cải thiện nhu cầu tiêu thụ nào có thể đẩy giá cả trong thị trường lên cao hơn.
Một nguồn tin nhà máy cho biết một số người mua có thể được thực hiện nhiều hơn một chút trong những yếu tố mùa vụ hơn bình thường. Ông cho rằng thời gian giao hàng HRC vẫn trong khoảng năm tuần, và vào cuối tháng Tám cho CRC và tấm mạ.
Nhìn chung, ông cho biết thời gian giao hàng HRC khoảng 4-5 tuần là tích cực cho thị trường khi thời gian giao hàng kéo dài hơn có thể tạo điều hiện cho nhiều quyết định mua bán khó khăn hơn.
Một nguồn tin nhà máy thứ hai cho rằng chưa có nhiều thay đổi trong thị trường trong tuần. "Tôi cảm thấy rằng giá cả đang đi ngang và chưa sẵn sàng lên cao hơn hoặc thấp hơn trong tương lai gần", ông nói.
Một nguồn trung tâm dịch vụ cho biết ông không hy vọng nhiều vấn đề sẽ xảy ra cho đến sau khi người thma gia thị trường Mỹ trở về từ kỳ nghỉ lễ ngày 04/07.(ST)
CISA: Sản lượng thép của Trung Quốc cao gây sức ép lên giá
Mức sản lượng thép tương đối cao trên cả nước sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá thép Trung Quốc trong tháng này, CISA khuyến cáo trong bản phân tích mới nhất được công bố hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, CISA hy vọng nguồn cung thép ở trong nước tháng này sẽ giảm vì giá suy yếu và những nỗ lực tiếp tục cắt giảm công suất dư thừa sẽ dẫn đến các nhà máy chậm sản xuất. Điều này sẽ làm giảm bớt sức ép lên giá thép và cho phép giá dao động ở mức hiện nay.
Thế nhưng, xuất khẩu thép có thể sẽ không hỗ trợ nhiều cho giá trong nước như đã từng thấy hồi năm ngoái, vì môi trường kinh doanh thậm chí còn khắc nghiệt hơn so với trước đây. Số vụ kiện thương mại mới được mở ra trong năm nay nhắm tới thép xuất xứ Trung Quốc đã lên đến 23 vào đầu tháng 6.
Cho tới tháng 5, sản lượng thép hàng ngày trên cả nước đã tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp, mặc dù con số bình quân tháng 5 là 2,27 triệu tấn/ngày, giảm 1,7% so với tháng 4.
Quả thực, sản lượng thép của cả tháng 5 đã tăng gần 2% so với năm ngoái đạt 70,5 triệu tấn, điều này chắc chắn sẽ gây cản trở bất cứ sự phục hồi nào của giá thép khi nước này vẫn phải chịu đựng tình trạng thừa cung.
Mặt khác, nhu cầu thép từ các ngành công nghiệp trụ cột chẳng hạn như dự án bất động sản, sản xuất ô tô và sản xuất công nghiệp tổng hợp đã cải thiện một chút.
Dưới gánh nặng của sản lượng cao, giá thép đã giảm trong suốt tháng 5 và tới tuần thứ 2 của tháng 6. Trong số 8 sản phẩm thép dài và dẹt chủ chốt, giá thép cây và cuộn trơn là giảm nhiều nhất, vào cuối tháng 5 giảm lần lượt 749 NDT/tấn (114 USD/tấn) và 680 NDT/tấn so với tháng 4.
Tồn kho tại các nhà kinh doanh thép đã và đang giảm liên tục và đạt 9,11 triệu tấn tính tới ngày 10/6, giảm từ 9,47 triệu tấn của cuối tháng 5. Dop các thương nhân thiếu niềm tin về nhu cầu trong nước trong những tháng tới nên dẫn đến họ tránh tích trữ thêm nữa.