Giá khô đậu tương thế giới hàng ngày
Giá cả hàng hóa thị trường thế giới 11-08-2015
- Cập nhật : 11/08/2015
Giá vàng vượt 1.100 USD/ounce
Chốt phiên 10/8, giá vàng tăng 1% lên trên 1.100 USD/ounce do USD giảm và thị trường không chắc chắn về khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 9.
Giá vàng giao tháng 12 của Mỹ cũng tăng 0,9% lên l.104,1 USD/ounce.
Vàng tăng giá mạnh ngay sau những phát biểu của một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về thời điểm nâng lãi suất.
Mặc dù Chủ tịch Fed bang Atlanta Dennis Lockhart khẳng định Fed sẽ sớm nâng lãi suất nhưng lại không đưa ra một thời điểm cụ thể. Trong khi đó, Phó chủ tịch Fed Stanley Fischer cho biết, làn sóng giảm phát trên toàn cầu đang khiến Fed đau đầu.
Những phát biểu này dấy lên nhiều nghi ngại về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 9 tới, khiến USD giảm mạnh trong khi giá vàng phục hồi.
Một số nhà đầu tư cho biết, giá vàng tăng mạnh một phần nhờ thị trường bán khống vàng và bắt đầu đặt lệnh mua vào.
Trước đó, giá vàng đã giảm 7 tuần liên tiếp tính đến hết tuần trước - đợt giảm dài nhất kể từ năm 1999, xuống đáy 5 năm rưỡi. Dự trữ vàng của quỹ thác tín vàng lớn nhất thế giới SPDR cũng theo đó xuống thấp nhất kể từ tháng 9/2008 tính đến ngày 7/8.
Ngoài vàng, giá bạc, palladium và bạch kim cũng tăng mạnh vứi chỉ số hàng hóa cơ bản trên 19 thị trường của Thomson Reuters tăng 2,1%.
Giá bạc tăng 2,5% lên 15,21 USD/ounce trong khi giá bạch kim và palladium giao ngay lần lượt tăng 3,1% và 1,3%.
Giá dầu tăng mạnh do đồn đoán OPEC họp khẩn cấp
Giá xăng kỳ hạn cũng tăng 4,4% lên 1,694 USD/gallon,giá dầu diesel kỳ hạn tăng 4,9% lên 1,5921 USD/gallon.
Giá dầu phục hồi từ mức thấp nhất 4 tháng sau khi giảm 7% tuần trước do lo ngại tình trạng dư cung kéo dài ít nhất đến cuối năm nay do các nước duy trì sản lượng kỷ lục.
Đầu phiên hôm qua, giá dầu tăng mạnh do thị trường dấy lên đồn đoán các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) lên kế hoạch nhóm họp khẩn cấp để đối phó với tình trạng giá dầu thấp. Tuy nhiên, đà tăng hạn chế về cuối phiên khi nguồn thạo tin dẫn lời quan chức OPEC cho biết tổ chức này không có kế hoạch nhóm họp khẩn cấp ngoài cuộc họp thường niên vào tháng 12 tới.
Năm 2014, OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng bất chấp giá giảm nhằm giữ thị phần. Tuy nhiên, dường như cuộc chiến giá dầu đang gây ra vấn đề đáng kể cho Mỹ cũng như các nước OPEC.
Cũng tác động đến giá dầu phiên hôm qua, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (IEA) dự đoán sản lượng dầu thô ở 7 khu vực khai thác chính của nước này sẽ giảm 93.000 thùng/ngày trong tháng 9 so với tháng 8.
Nhà đầu tư cũng quan tâm đến dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc. Theo số liệu mới công bố, nhập khẩu dầu thô tính từ đầu năm của Trung Quốc tăng hơn 10% lên 14 triệu tấn. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 sau Mỹ.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng chỉ đơn giản Trung Quốc đang tận dụng giá dầu rẻ để phục vụ mục đích dự trữ.
Cuối tuần trước, J.P. Morgan đã hạ dự báo giá dầu. Theo đó, năm 2015, giá dầu Brent được dự báo đạt trung bình 54,5 USD/thùng, giá dầu Mỹ là 48,5 USD/thùng, giá dầu năm 2016 được dự báo lần lượt là 52,5 USD/thùng và 46,5 USD thùng, giảm 19 USD/thùng so với dự báo trước.
3 tổ chức dự báo lớn gồm EIA, OPEC và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự kiến sẽ công bố báo cáo cung – cầu dầu trong tuần này.
Giá đường rơi xuống mức thấp kỷ lục, cacao và cao su giảm giá
Theo các nhà phân tích của Commerzbank, một trong những lý do đẩy giá đường xuống ngưỡng thấp là do sự yếu đi của đồng real (Brazil) so với đồng USD. Điều này đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu Brazil bán ồ ạt đường thô ra thị trường thế giới.
Tuần trước, tại sàn giao dịch hàng hóa LIFFE (Anh), giá đường trắng giao tháng 10/2015 đã có thời điểm rơi xuống 342,80 USD/tấn, mức thấp nhất trong 5 năm rưỡi, trước khi phục hồi về mức 348,50 USD/tấn trong phiên cuối tuần (7/8), so với mức 354 USD/tấn của một tuần trước đó.
Còn tại sàn NYBOT-ICE (Mỹ), cũng tại phiên 7/8, giá đường thô giao tháng 9/2015 cũng lùi xuống 10,87 xu Mỹ/pound (1 pound=0,454 kg), sau khi có thời điểm giảm xuống 10,64 xu Mỹ/pound, mức thấp nhất trong gần 6 năm rưỡi.
Theo các nhà phân tích của Commerzbank, một trong những lý do đẩy giá đường xuống ngưỡng thấp là do sự yếu đi của đồng real (Brazil) so với đồng USD. Điều này đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu Brazil bán ồ ạt đường thô ra thị trường thế giới.
Cũng trong tuần qua, giá các mặt hàng như cacao, càphê, cao su đồng loạt đi xuống, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và đồng USD tăng giá.
Chốt phiên 7/8, tại sàn LIFFE (Vương quốc Anh), giá cacao giao tháng 12/2015 giảm xuống 2.043 bảng Anh/tấn, so với mức 2.154 bảng Anh/tấn trong phiên cuối tuần trước đó. Còn tại sàn ICE (Mỹ), giá cacao giao tháng 9/2015 giảm xuống 3.028 USD/tấn, so với 3.237 USD/tấn của một tuần trước đó.
Cùng đà đi xuống, giá càphê arabica giao tháng 9/2015 tại sàn ICE (Mỹ) giảm xuống 126,60 xu Mỹ/pound (1 pound=0,454 kg), so với mức chốt cuối tuần trước đó là 127,45 xu/pound. Trong khi đó, tại sàn LIFFE (Anh), giá càphê robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm còn 1.649 USD/tấn, so với mức của một tuần trước đó là 1.667 USD/tấn.
Trên thị trường cao su, mối lo ngại nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc đã đẩy giá mặt hàng này đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (7/8) tại thị trường Malaysia, giá cao su SMR20 giảm từ mức 157,05 xu Mỹ/kg của một tuần trước đó xuống 155 xu Mỹ/kg./.