Với dân số trên 1,6 tỷ người, Trung Đông, châu Phi là thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng/2017 với kim ngạch đạt hơn 12,44 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2017 đạt gần 34,89 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng/2017 đạt gần 126,09 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu trong tháng 4/2017 đạt 17,54 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng/2017 đạt 62,09 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu trong tháng 4/2017 đạt 17,35 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng /2017 đạt 63,99 tỷ USD.
Theo đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng/2017 với kim ngạch đạt hơn 12,44 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước; EU (28 nước) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch 11,41 tỷ USD, tăng 9,6%. Thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và có mức tăng trưởng mạnh nhất 40,8% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Hàn Quốc đứng thứ 4 và cũng có mức tăng mạnh 31,5%;…
Tuy nhiên, Trung Quốc mới là thị trường có mức tăng trưởng của xuất khẩu Việt Nam tốt nhất trong 4 tháng/2017, đạt mức tăng 40,8%. Trong đó chủ yếu là do tăng giảm ở một số nhóm hàng sau: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 1,79 tỷ USD, tăng 110%, tương ứng tăng 938 triệu USD so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng dạt kim ngạch 540 triệu USD, tăng 88%, tương ứng tăng 253 triệu USD; nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 74,3%, tương ứng tăng 237 triệu USD; nhóm hàng rau quả tăng 36,8% tương ứng tăng 204 triệu USD; nhóm hàng cao su tăng 89,9% tương ứng tăng 182 triệu USD; nhóm hàng xơ, sợi, dệt các loại tăng 30,8%, tương ứng tăng 140 triệu USD.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc 4 tháng/2017 tăng mạnh so với 4 tháng/2016 chủ yếu do tăng giảm ở một số nhóm hàng sau: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 33%, tương ứng tăng 277 triệu USD, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 59,4%, tương ứng tăng 212 triệu USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng 64,3%, tương ứng tăng 124 triệu USD; sản phẩm dệt may tăng 16,7%, tương ứng tăng 112 triệu USD.
Biểu đồ: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2017 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất 4 tháng/2017 đạt 44,46 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đạt kim ngạch lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 12,15 tỷ USD, tăng 6,87% so với cùng kỳ năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có tốc độ tăng lớn nhất với 45,9%, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác là nhóm hàng có tốc độ tăng đứng thứ 2 với 36,9%.
HẠ AN
Theo Bizlive.vn
Với dân số trên 1,6 tỷ người, Trung Đông, châu Phi là thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam.
Ngành cao su thiên nhiên Mỹ Latinh rất có tiềm năng tăng trưởng và hợp tác nhờ thành lập Thị trường Khu vực. Hội nghị Cao su thiên nhiên Colombia diễn ra vào tháng 9/2018 sẽ là cơ hội vàng để các đại diện của ngành cao su Mỹ Latinh bàn bạc và giải quyết hầu hết những khó khăn vướng mắc của mình.
thị trường cao su thiên nhiênthị trường cao su thiên nhiên Mỹ Latinh
GDP Ấn Độ lớn thứ 7 trên toàn cầu và thị trường chứng khoán nước này cũng đứng hàng thứ 9.
Trong các thị trường xuất khẩu nông sản mục tiêu của Việt Nam, Liên bang Nga được đánh giá là một thị trường tiềm năng. Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của nước ta từ những năm 90 đến nay, nhất là đối với các sản phẩm như cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, gạo…
Là nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới, trong năm 2015 Trung Quốc đã nhập khẩu lượng nông sản trị giá 160 tỷ USD.
Ngày 19/5, tại Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức Tọa đàm “Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc”, nhằm chỉ ra những cơ hội cũng như rủi ro trong quan hệ thương mại với khách hàng Trung Quốc.
Thông tin UAE cấm nhập khẩu các loại rau và trái cây từ 5 quốc gia Trung Đông rất có thể sẽ là một tin tốt đối với rau quả Việt Nam...
Tại cuộc hội đàm ngày 17-4 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã nhất trí mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 1 tỉ USD.
Sau 55 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Lào luôn giữ vững mối quan hệ hữu nghị truyền thống và không ngừng được củng cố theo thời gian.
Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hàng triệu USD vào phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy hiện đại để chế biến xuất khẩu nông sản VN vào Nhật.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự