Theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mexico trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 735,59 triệu USD, tăng 25,67% so với cùng kỳ năm trước.
Singapore đứng thứ 3/114 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam
- Cập nhật : 14/06/2016
Trong thời gian gần đây, vốn FDI của Singapore tại Việt Nam đang tăng mạnh. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2016, Singapore có 50 dự án FDI cấp mới và 23 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt hơn 730 triệu USD. Singapore đứng ở vị trí thứ 2/50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Dòng vốn FDI của Singapore đã chảy vào 18/21 ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 494 dự án, có tổng vốn đăng ký 16,1 tỷ USD, chiếm 44,3% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam. Đứng thứ 2 là hoạt động kinh doanh bất động sản với 81 dự án, có tổng vốn đăng ký đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam. Tiếp theo là các lĩnh vực khác.
Quy mô vốn bình quân một dự án của nhà đầu tư Singapore là 22,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân chung của một dự án FDI tại Việt Nam là 13,8 triệu USD. Nhiều dự án của nhà đầu tư Singapore tại Việt Nam hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn vào việc tạo công ăn việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Điển hình trong số các dự án của Singapore tại Việt Nam là Công ty liên doanh Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam- Singapore (VSIP). Hiện Việt Nam đã có 7 KCN VSIP được đầu tư tại 6 tỉnh, bao gồm: Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương, Nghệ An. Trong đó, KCN VSIP Nghệ An vừa được khởi công vào tháng 9/2015.
Nếu như trước đây, đầu tư của Singapore tại Việt Nam chỉ tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương,... thì những năm gần đây địa bàn đầu tư của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam đang dần trải rộng tại nhiều tỉnh thành khác như Nghệ An, Thái Nguyên.
Hiện các nhà đầu tư Singapore đã đầu tư tại 46/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Theo đó, địa phương thu hút nhiều vốn FDI từ các DN Singapore nhất là TP. Hồ Chí Minh với 799 dự án, có số vốn đăng ký đạt 9,75 tỷ USD, chiếm 26,7% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam; Hà Nội đứng thứ 2 với 256 dự án và 4,65 tỷ USD, chiếm 12,8% về số vốn đăng ký; Quảng Nam đứng thứ 3 với 6 dự án, có tổng vốn đăng ký hơn 4 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Ninh, Đồng Nai, Thái Nguyên, Bà Rịa – Vũng tàu cũng đang là những tỉnh thành thu hút được nhiều dự án FDI từ Singapore thời gian qua.
Không chỉ là nhà đầu tư chủ lực, Singapore còn là một trong những nhà xuất khẩu sang Việt Nam với kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay, đạt 1,7 tỷ USD, giảm 28,18% so với cùng kỳ năm trước, số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết.
Singapore xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu các mặt hàng như xăng dầu, máy móc thiết bị, giấy các loại, thủy sản, sữa và sản phẩm… trong đó xăng dầu là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm 34,3% tổng kim ngạch, với 605,1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2015, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này của Singapore sang Việt Nam giảm tương đối, giảm 37,94%, kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 36,58%, tương ứng với 484,6 triệu USD. Đứng thứ ba về kim ngạch là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, tuy kim ngạch chỉ đạt 144,9 triệu USD, nhưng lại với tốc độ tăng trưởng dương, tăng 68,66%...
Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2016, tốc độ xuất khẩu hàng hóa của Singapore sang Việt Nam đều tăng trưởng dương, chiếm 51,6%, trong đó xuất khẩu phế liệu sắt thép tăng trưởng mạnh nhất, tăng 79,86%, đạt 5,4 triệu USD và ngược lại, số mặt hàng với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 48,3% và xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng giảm mạnh nhất, giảm 59,33%, tương ứng với 2,7 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình nhập khẩu từ thị trường Singapore 4 tháng 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 4 tháng 2016 | 4 tháng 2015 | So sánh +/- (%) |
Tổng cộng | 1.761.549.863 | 2.452.610.507 | -28,18 |
xăng dầu các loại | 605.146.909 | 975.100.979 | -37,94 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 484.671.506 | 764.247.112 | -36,58 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 144.942.669 | 85.937.565 | 68,66 |
chất dẻo nguyên liệu | 76.873.024 | 92.482.832 | -16,88 |
sản phẩm khác từ dầu mỏ | 63.378.937 | 146.625.724 | -56,78 |
chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 59.722.551 | 59.823.298 | -0,17 |
giấy các loại | 51.430.902 | 50.171.048 | 2,51 |
sản phẩm hóa chất | 45.988.770 | 39.704.862 | 15,83 |
sữa và sản phẩm | 43.503.213 | 37.948.335 | 14,64 |
hóa chất | 37.696.181 | 56.205.752 | -32,93 |
chế phẩm thực phẩm khác | 28.161.033 | 26.456.277 | 6,44 |
thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 17.864.707 | 11.662.485 | 53,18 |
sản phẩm từ sắt thép | 9.598.174 | 14.320.501 | -32,98 |
kim loại thường khác | 6.424.635 | 3.615.744 | 77,69 |
sản phẩm từ chất dẻo | 6.189.607 | 6.723.796 | -7,94 |
thức ăn gia súc và nguyên liệu | 5.660.825 | 5.326.639 | 6,27 |
phế liệu sắt thép | 5.442.656 | 3.026.018 | 79,86 |
dược phẩm | 4.235.954 | 5.875.559 | -27,91 |
dây điện và dây cáp điện | 3.981.909 | 3.081.346 | 29,23 |
phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 2.706.487 | 6.654.438 | -59,33 |
Hàng thuỷ sản | 2.074.766 | 1.476.388 | 40,53 |
sắt thép các loại | 1.973.189 | 2.550.506 | -22,64 |
nguyên phụ liệu dược phẩm | 1.738.333 | 1.496.116 | 16,19 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 1.704.429 | 1.435.034 | 18,77 |
sản phẩm từ cao su | 1.410.148 | 2.373.382 | -40,58 |
nguyên phụ liệu thuốc lá | 939.559 | 713.864 | 31,62 |
vải các loại | 903.090 | 732.937 | 23,22 |
sản phẩm từ kim loại thường khác | 876.207 | 1.211.309 | -27,66 |
dầu mỡ động thực vật | 628.126 | 566.329 | 10,91 |
sản phẩm từ giấy | 568.236 | 728.096 | -21,96 |
nguyên phụ liệu dệt, may, da giày | 420.319 | 896.791 | -53,13 |
Nguồn: VITIC/Vinanet