Theo đánh giá của Ngân hàng DZ ở Frankfurt thì trong trường hợp xấu nhất kinh tế Đức sẽ mất đến 45 tỷ euro cho đến cuối năm tới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Đức. Năm nay dự đoán tăng trưởng 1,8% thì có thể chỉ đạt 1,4% và năm tới dự đoán 1,7% thì chỉ còn 0,5%.
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – New Zealand 4 tháng đầu năm 2016
- Cập nhật : 14/06/2016
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ New Zealand 21,03 triệu USD (giảm 62,51% so với mức nhập siêu năm ngoái).
Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường New Zealand là sữa và sản phẩm sữa, chiếm 66,7% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này, đạt 84,57 triệu USD; tiếp đến là gỗ và sản phẩm gỗ 15,36 triệu USD, chiếm 12%; nguyên liệu dệt may, da giày 7,16 triệu USD, chiếm 5,64%; rau quả 3,92 triệu USD, chiếm 3,09%.
Ông Tony Martin - Tổng lãnh sự New Zealand tại Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam là thị trường nhập khẩu táo từ New Zealand lớn thứ hai Đông Nam Á. Hy vọng, trong tương lại New Zealand sẽ mang nhiều sản phẩm tươi, sạch, ngon đến Việt Nam nhiều hơn nữa khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Với đường bay trực tiếp mới khai trương giữa Auckland và TP.HCM, sẽ có nhiều nhà kinh doanh, thương mại, nhập khẩu đang quan tâm nhập hàng hóa, đặc biệt các mặt hàng tươi như trái cây, sữa tươi từ New Zealand vào Việt Nam nhiều hơn.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ nhập khẩu từ New Zealand 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 4T/2016 | 4T/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 126.940.788 | 150.356.229 | -15,57 |
Sữa và sản phẩm sữa | 84.569.268 | 96.900.676 | -12,73 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 15.360.297 | 15.554.313 | -1,25 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 7.159.666 | 10.549.238 | -32,13 |
Hàng rau quả | 3.922.326 | 3.250.594 | +20,66 |
Sản phẩm hóa chất | 1.450.817 | 886.246 | +63,70 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 996.709 | 2.356.785 | -57,71 |
Phế liệu sắt thép | 639.590 | 408.836 | +56,44 |
Sắt thép các loại | 563.678 | 365.221 | +54,34 |
Kim loại thường khác | 22.997 | 45.121 | -49,03 |
Về xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand nhiều nhất là điện thoại và linh kiện, với 48,32 triệu USD, chiếm 45,73 triệu USD, tăng mạnh 51,74% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến giày dép 7,9 triệu USD, tăng 17,77%; máy vi tính, điện tử 7,29 triệu USD, tăng 12,35%; gỗ và sản phẩm từ gỗ trên 6 triệu USD, giảm nhẹ 2% so cùng kỳ.
Đối với mặt hàng trái cây xuất khẩu sang New Zeland, thì đây không phải là thị trường mà Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu được nhiều, vì New Zeland là nước mạnh về nông nghiệp và là một thị trường khó tính bậc nhất thế giới, nhưng nếu được New Zealand chấp nhận, trái cây Việt Nam sẽ dễ dàng xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng khác. Do đó, xuất khẩu sang New Zealand thành công, sẽ là tiền đề mang tính bắc cầu để dùng thông số kỹ thuật có sẵn gửi sang nộp cho các thị trường khó tính như Argentina, Chile, Brazil...
Ngày 22/12/2011, New Zealand đã cho phép nhập khẩu mặt hàng xoài quả tươi từ Việt Nam. Đến ngày 1/5/2014, Bộ Công nghiệp Cơ bản New Zealand tiếp tục ban hành quy định nhập khẩu và thông quan đối với thanh long Việt Nam nhập khẩu vào nước này. Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục đàm phán để phía bạn cho phép nhập khẩu quả chôm chôm.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang New Zealand 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
4T/2016 |
4T/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 105.905.954 | 94.249.516 | +12,37 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 48.432.264 | 31.917.320 | +51,74 |
Giày dép các loại | 7.896.829 | 6.705.141 | +17,77 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 7.291.523 | 6.490.061 | +12,35 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 6.006.176 | 6.129.768 | -2,02 |
Hàng thủy sản | 5.741.596 | 5.822.118 | -1,38 |
Hạt điều | 5.546.150 | 5.116.420 | +8,40 |
Hàng dệt, may | 4.081.347 | 5.101.329 | -19,99 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 2.656.873 | 2.152.264 | +23,45 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 2.076.626 | 4.234.040 | -50,95 |
Cà phê | 794.019 | 1.188.351 | -33,18 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 753.356 | 209.016 | +260,43 |
Theo Vinanet