Giao dịch thương mại của Trung Quốc và Đông Nam Á với Bắc Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ tăng mạnh trong vòng 5 năm tới, theo phân tích của công ty nghiên cứu HIS.
Thương mại toàn cầu giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính
- Cập nhật : 26/08/2015
(Tin kinh te)
Tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại do đà phục hồi của kinh tế châu Âu chậm lại, kinh tế Trung Quốc giảm tốc và kinh tế thế giới đang dịch chuyển cơ cấu.
Theo số liệu của Cơ quan phân tích chính sách kinh tế Hà Lan, giá trị thương mại toàn cầu quý II giảm 0,5% so với quý I. Các chuyên gia ở đây cũng điều chỉnh dữ liệu cho thấy thương mại toàn cầu quý I giảm 1,5%. Như vậy nghĩa là thương mại toàn cầu vừa trải qua nửa đầu năm 2015 tồi tệ nhất kể từ năm 2009 sau khi thương mại toàn cầu sụp đổ do khủng hoảng tài chính.
Cuốn World Trade Monitor cho biết, trong tháng 6, thương mại toàn cầu phục hồi tăng trưởng 2% nhưng dữ liệu thống kê theo tháng rất biến động và xu hướng chung phụ thuộc vào dữ liệu dài hạn.
Nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, thương mại toàn cầu quý II chỉ tăng 1,1%. Tổ chức thương mại quốc tế WTO dự đoán thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay nhưng theo giới chuyên gia cơ quan này sẽ điều chỉnh hạ dự báo trong vài tuần tới.
Tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại do đà phục hồi của kinh tế châu Âu chậm lại, kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Thêm vào đó, rõ ràng kinh tế toàn cầu đang có sự dịch chuyển về cơ cấu ví dụ Trung Quốc đang nỗ lực chuyển từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang nền kinh tế được hỗ trợ bởi nhu cầu tiêu thụ nội địa, Mỹ có xu hướng trở thành nước xuất khẩu ròng năng lượng. Điều này có nghĩa là thương mại toàn cầu sẽ còn chậm lại thêm một thời gian nữa, kinh tế trưởng của WTO, ông Robert Koopman nhận định.
Tăng trưởng thương mại toàn cầu chậm lại cũng làm dấy lên tranh luận rằng toàn cầu hóa đã đạt đỉnh nhờ các tiến bộ công nghệ như công nghệ in 3D. Tuy nhiên, cho dù vậy, chưa có dấu hiệu nào cho thấy toàn cầu hóa đã ngừng lại, ông Koopman nói.