Canada đang đứng trước sức ép lớn: mở cửa thị trường nông sản, đặc biệt là bơ sữa và thịt gà, hay sẽ phải đứng ngoài TPP.
Một số yếu tố pháp lý khi làm ăn với đối tác Hoa Kỳ
- Cập nhật : 04/09/2015
(Cam nang xuat khau)
Hiểu biết và tuân thủ pháp luật tại Hoa Kỳ
Các vấn đề thường gặp phải đối với doanh nghiệp làm ăn tại Hoa Kỳ là bị chiếm đoạt tiền bán hàng, chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ, bị kiện hay thất bại trong việc giao hàng vì nhiều nguyên nhân. Người bị hại là các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, trong đó có Viêt Nam. Khi đó, doanh nghiệp nước ngoài thường nghĩ tới việc kiện đối tác lên tòa án, luật sư hay trọng tài. Tuy nhiên để kiện thắng, doanh nghiệp phải hiểu biết về luật pháp và các chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là nước có hệ thống luật pháp đa cấp (cấp bang, cấp liên bang). Hoa Kỳ có 51 bang và mỗi một bang có một hệ thống luật tương ứng, ngoài ra còn có luật của liên bang. Trong một số trường hợp, luật liên bang sẽ được ưu tiên áp dụng trước luật tiểu bang. Đối với Luật thương mại và luật ngân hàng được điều phối bởi Bộ luật thương mại chuẩn tắc (U.C.C) được áp dụng đồng nhất cho những nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ và đồng nhất ở tất cả 51 bang.
Việc xét xử các vụ kiện phải viện đến luật liên bang hoặc diễn ra giữa các công dân của các tiểu bang khác nhau và phải có mức tranh chấp tối thiểu là 75.000 USD. Một số vụ kiện bắt buộc phải ở tòa án liên bang, nhưng hầu hết có thể chọn để xử ở tòa án tiểu bang.
Tránh dính líu đến kiện cáo
Các vụ kiện tại tiểu bang và liên bang đều có thể kháng cáo lên tòa thượng thẩm và quyết định của tòa thượng thẩm có thể được kháng cáo lên tòa án tối cao Hoa Kỳ. Mỗi vụ kiện thương mại mất từ 1 đến 5 năm kể từ khi bắt đầu đến khi có phán quyết. Điểm khác biệt của Hoa Kỳ là bên thua kiện không phải trả phần phí pháp lý của bên thắng kiện. Có nghĩa là tòa án sẽ ban hành lệnh yêu cầu thanh toán của bản án nhưng hiếm khi những yêu cầu này được nhấn mạnh đến mức sẽ bỏ tù nếu không thực hiện.
Chính vì chi phí cho các vụ kiện tại Hoa Kỳ là rất lớn, việc tranh tụng mất rất nhiều thời gian của các nhà điều hành, nên các luật sư thường khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam nếu bắt buộc phải kiện, nên tìm một luật sư giỏi nào đó và thỏa thuận phần trăm tỷ lệ ăn chia từ phần thu được, vì sau vụ kiện, doanh nghiệp chưa biết sẽ thu về được bao nhiêu.
“Tuy nhiên, để một luật sư nhận lời tham gia vụ kiện, cơ hội thắng kiện chắc chắn phải rất cao. Vây nên khi luật sư đã từ chối tham gia có nghĩa là vụ kiện mà doanh nghiệp đang theo đuổi rất khó thắng.” – Luật sư Sidney N.Weiss, thành viên Ban điều hành của Hiệp hội Luật sư quốc tế, nguyên là Chủ tịch Hội Luật sư ngành Hải quan và Ngoại thương Hoa Kỳ cho biết trong một hội thảo liên quan.
Ngoài các tòa án, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức khác là trọng tài thương mại. Chi phí cho trọng tài thường đắt hơn rất nhiều so với tòa án. Quyết định của trọng tài thương mại không có tính kháng cáo mặc dù có giá trị pháp lý. Ưu điểm của trọng tài thương mại là mặc dù các hoạt động khá giống với một phiên tòa nhưng thời gian phân xử sẽ nhanh hơn so với phân xử tại tòa án. Ngày nay, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng trọng tài trong các tranh chấp về thương mại. Chính vì vậy, khoản mục về trọng tài cần phải được ghi trong hợp đồng
Trước khi đưa vụ kiện lên tòa án hay trọng tài thương mại, doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hòa giải và các bên cùng phải trả phí cho trung gian hòa giải. Tuy nhiên, phương thức này ít khi đạt được sự thỏa thuận và phán quyết của trung gian hòa giải không có tính ràng buộc pháp lý. Lời khuyên là doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động nhờ luật sư tư vấn ngay từ đầu trước khi tình trạng xấu xảy ra. Nếu sự việc đã đi quá xa, sẽ có rất ít luật sư dám thụ lý vụ việc.
Tóm lại, mọi hình thức đều gây tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc cho doanh nghiệp, do vậy, tốt nhất nên thận trọng, tìm hiểu thật kỹ càng về thị trường, luật lệ và pháp luật của Hoa Kỳ, tránh dính líu đến kiện cáo
Thực hiện đúng cam kết
Hàng hóa có nguy cơ hoặc/và có thể gây hại cho người sử dụng có thể bị kiện. Do vậy, trước hết phải đảm bảo về chất lượng của hàng hóa. Nếu để bị kiện, nhà sản xuất có thể bị phạt một mức phạt rất cao so với giá trị hàng hóa.
Một cách hiệu quả nhất về đảm bảo thanh toán là sử dụng hình thức tín dtừ(LC). Mặt khác, các điều khoản hợp đồng phải chặt chẽ cùng với sự bảo lãnh thanh toán đảm bảo bằng tài khoản hoặc hàng hóa là cách thay thế duy nhất.
Luật sư khuyến nghị trước khi bắt đầu làm ăn với đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng nắm vững các kiến thức và chuẩn bị về: bảo hiểm, các loại giấy phép và các phê chuẩn, hải quan, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác; nắm vững luật; có khả năng chấm dứt hợp đồng và nhân công; luật sở hữu trí tuệ; bán hàng ở mức tối thiểu và phải có các kế hoạch vận chuyển; dịch vụ sau bán hàng; đền bù.
Sau khi việc kinh doanh bắt đầu, doanh nghiệp có thể gặp phải các vấn đề nảy sinh như: bị quỵt tiền; chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ; bên thứ 3 đưa ra yêu sách; thất bại trong việc giao hàng, giao hàng không phù hợp. Do vậy, đảm bảo thực hiện đúng cam kết là cách tốt nhất để bảo vệc doanh nghiệp khi xảy ra kiện tụng.
Chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ
Bán phá giá là sự chênh lệch giữa giá (không phải là giá vốn hàng bán / chi phí) của sản phẩm được bán tại thị trường nội địa so với thị trường Hoa Kỳ. Nếu các sản phẩm không bán ở thị trường nội địa thì áp dụng cho sản phẩm khi được bán tại thị trường Hoa Kỳ. Bán phá giá cũng có thể xảy ra khi giá bán sản phẩm thấp hơn so với chi phí sản xuất (cộng các chi phí khác và lợi nhuận mong muốn).
Thuế chống bán phá giá phải do nhà nhập khẩu trả và có thể nó sẽ không được nhà xuất khẩu, công ty sản xuất bồi hoàn. Bán phá giá được phép xảy ra khi nó không làm tổn hại tới nền công nghiệp Mỹ. Đôi khi, bán phá giá bị hạn chế hoặc bị lờ đi, khi: việc bán phá giá không làm tổn hại tới ngành công nghiệp Hoa Kỳ hoặc có các lý do kinh doanh phù hợp với pháp luật về việc chênh lệch về giá (chiết khấu dựa trên khối lượng sản phẩm, chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm, mẫu mã khác nhau…)
Khi các vụ việc bán đấu giá bị đấu tranh trên nhiều mặt trận thì cần thiết phải có sự tư vấn tốt cho các trường hợp bán phá giá và ngay cả trước một vụ bán phá giá để tránh các vấn đề. Giá hàng hóa trên hóa đơn phải được ghi rõ khi thông quan vào thị trường Hoa Kỳ. Cơ quan thuế yêu cầu giá phải đủ cao để đảm bảo cho các công ty vận chuyển nội địa có lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về hải quan là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường Hoa Kỳ như:nguyên tắc 24h, sự phối hợp giữa hải quan và thương mại trong phòng chống khủng bố; các quy định về thẩm tra của hải quan, v.v…
Những điều kiện để khởi xuất một vụ kiện phá giá hay trợ cấp bù đắp.
Muốn khởi xuất một vụ khiếu kiện, nguyên đơn phải là một cá thể có liên quan, ví dụ như là nhà sản xuất hay một công đoàn nằm trong một khu vực kỹ nghệ sản xuất hàng cạnh tranh với hàng đang nhập. Để cho có sự ủng hộ của số đông các thành viên trong khu vực sản xuất, luật đòi hỏi nguyên đơn phải có tính cách đại diện, ít nhất là trên 25% tổng số sản phẩm của loại hàng đang cạnh tranh.
Nội dung của các bảng câu hỏi chia ra làm hai loại, loại điều tra và loại tái duyệt hành chính. Đối tượng của bảng câu hỏi chia làm hai loại, loại kinh tế thị trường và loại theo kinh tế nhà nước nhằm tìm hiểu những thông tin sau:
1. Phần A : thông tin tổng quát về cơ cấu tổ chức, lề lối hoạt động của công ty tham dự điều tra, số lượng và trị giá của sản phẩm trên tất cả thị trường sản phẩm có mặt.
2. Phần B: các dữ kiện của dịch vụ bán hàng, dùng để thẩm định giá trị "bình thường" của sản phẩm nhập, Phần này sẽ hỏi tất cả các dữ kiện của tất cả các đơn vị hàng (đang tham dự điều tra) trong thời gian điều tra trong thị trường của nước xuất cảng, hoặc nếu hàng không có thị trường bản xứ, các dữ kiện của một thị trường thứ ba, nơi sản phẩm có mặt.
3. Phần C: thống kê của các dịch vụ bán ở Hoa Kỳ trong thời gian điều tra để thẩm định giá xuất khẩu và giá xuất hình thành của sản phẩm.
4. Phần D : thông tin về phí tổn sản xuất. Phần này thiên về khía cạnh sản xuất hơn là tiếp thị. Trong trường hợp liên hệ đến nền kinh tế nhà nước, phần này rất quan trọng, đòi hỏi người được hỏi phải trả lời chi tiết mọi chi tiết ảnh hưởng đến sản xuất để cho cơ quan điều tra có thể định lượng được các thành tố sản xuất đưa đến giá đang áp dụng. Thông thường cơ quan điều tra cần nghiên cứu thông tin nhận được từ phần A trước khi thẩm định được là người được hỏi thuộc dạng kinh tế thị trường hay là kinh tế nhà nước.
5. Phần E: giá trị gia tăng cho mặt hàng sau khi đã nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ (như lắp ráp, đóng gói, ... nếu có), nhưng trước khi chuyển qua cho các đối tác không liên kết. Phần này thường được thẩm định sau khi nghiên cứu phần A để biết về qui mô hoạt động của công ty xuất cảng.