tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Một số quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ

  • Cập nhật : 05/09/2015

(Tin kinh te)

Mặc dù vẫn chưa có một khái niệm quốc tế cụ thể nào được nhất trí nhưng “xuất xứ” có thể được định nghĩa như là quốc tịch kinh tế của hàng hoá. Các quy tắc xuất xứ được bất cứ một nước nào áp dụng đối với các nước thứ 3 có thể dựa trên cơ sở các quy tắc xuất xứ được hưởng ưu đãi hoặc không được hưởng ưu đãi

mot so quy dinh ve quy tac xuat su hang hoa o tho nhi ky

Một số quy định về quy tắc xuất sứ hàng hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ

Các quy tắc chung về xuất xứ

Mặc dù vẫn chưa có một khái niệm quốc tế cụ thể nào được nhất trí nhưng  “xuất xứ” có thể được định nghĩa như là quốc tịch kinh tế của hàng hoá. Các quy tắc xuất xứ được bất cứ một nước nào áp dụng đối với các nước thứ 3 có thể dựa trên cơ sở các quy tắc xuất xứ được hưởng ưu đãi hoặc không được hưởng ưu đãi. Các quy tắc không được hưởng ưu đãi là những quy tắc xuất xứ dựa trên cơ sở nhằm áp đặt mức thuế đền bù đối với các nước thuộc WTO phù hợp với “điều khoản nước được ưu đãi nhất-MFN”. Nói một cách khác, một mức thuế suất đền bù được đánh vào hàng hoá từ bất cứ nước thành viên WTO nào phù hợp các quy tắc đã được xác định mà không có sự phân biệt. Các quy tắc xuất xứ được hưởng ưu đãi, cũng giống như là việc bỏ đi “điều khoản nước được hưởng ưu đãi nhất” là những quy tắc mà cho phép áp dụng một cách đặc biệt đối với một nhóm nước, và cơ sở để thực hiện điều này thường được xác định trong những hiệp định cụ thể.

Xuất xứ được hưởng ưu đãi

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành thực thi các thoả thuận tự quyết và ưu đãi sau khi các cuộc đàm phán sẽ được thực hiện với các nước thứ 3 trên cơ sở lợi ích có đi có lại trong thời hạn chuyển đổi 5 năm kể từ khi một Quyết định theo khuôn khổ của Điều 16 Quyết định số 1/95 của Ủy ban Hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ - EU có hiệu lực. Tóm lại, điều này nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện chế độ ưu đãi của Cộng đồng EU trong thời gian 5 năm.

Mỗi một chế độ ưu đãi có thể có khái niệm cụ thể riêng của nó về “hàng hoá có xuất xứ” và việc áp dụng này chịu sự điều chỉnh của một số điều kiện cơ bản. Nói ngắn gọn lại là, sản phẩm cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phải được quy định bao gồm ở trong Hiệp định,

- Có hoặc đã đạt được tiêu chí xuất xứ phù hợp với Hiệp định,

- Có giấy chứng nhận về bằng chứng xuất xứ,

- Đã được vận chuyển phù hợp với các quy định vận tải trực tiếp,

- Chưa được hưởng lợi từ việc hoàn lại bất cứ khoản thuế nào mà lẽ ra phải nộp hoặc sẽ phải hộp trong quá trình nhập khẩu đầu, vào hoặc được miễn thuế.

* Các quy tắc xuất xứ theo Chương trình Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong khuôn khổ Hệ thống ưu đãi phổ cập, Thổ Nhĩ Kỳ đã dành ưu đãi thuế quan cho các nước được hưởng lợi kể từ này 1/1/2002, điều này xuất phát từ kết quả của liên minh quan thuế giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng đồng Châu Âu dựa trên Quyết định số 1/95 của Hội đồng Hỗn hợp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng đồng Châu Âu.

Các quy tắc xuất xứ được điều chỉnh bởi “Quyết định số 2001/3485 về việc xác định xuất xứ hàng hoá được hưởng lợi từ chế độ ưu đãi nhằm các mục đích của Hệ thống ưu đãi phổ cập” (sau đây nó được gọi là “Quyết định”), Quyết định này đã được công bố trên công báo của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 30/12/2001.

Nhằm các mục đích của Hệ thống ưu đãi phổ cập, Quyết định nói trên quy định và điều chỉnh các thủ tục và nguyên tắc để xác định xuất xứ hàng hoá được hưởng lợi từ chế độ ưu đãi khi buôn bán với Thổ Nhĩ Kỳ. Các điều khoản của Quyết định này phù hợp với các điều khoản của “Quy chế số 1602/2000 của Ủy ban Châu Âu về việc sửa đổi Quy chế số 2454/93 quy định các điều khoản nhằm thực hiện Quy chế số 2193/92 của Hội đồng Châu Âu thiết lập Mã số Hải quan của Cộng đồng”

Hàng hoá được hưởng lợi từ việc đối xử ưu đãi theo chế độ GSP của Thổ Nhĩ Kỳ phải đáp ứng được 3 yêu cầu chủ yếu sau đây:

1- Nước xuất khẩu phải được chỉ ra như là nước hưởng lợi;

2- Sản phẩm phải phù hợp đối với việc đối xử GSP;

3- Sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ.

Liên quan đến tiêu chuẩn xuất xứ, hàng hoá từ nước được hưởng lợi xuất khẩu đến Thổ Nhĩ Kỳ phải tuân thủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ miễn là chúng thuộc chế độ GSP vì chúng sẽ được hưởng lợi từ việc đối xử thuế quan ưu đãi. Hàng hoá không tuân thủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ sẽ bị từ  chối được đối xử ưu đãi và mức thuế suất thông thường sẽ được áp dụng đối với những hàng hoá này.

Các quy tắc về xuất xứ theo chế độ GSP của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm những yếu tố: Tiêu chuẩn về xuất xứ; Các lô hàng vận tải trực tiếp; và Minh bạch về chứng từ. Cụ thể, những yếu tố này được quy định chi tiết như sau:

Tiêu chuẩn về chứng từ

Các Điều 3, 4, 6 và 7 của Quyết định đề cập tới các điều kiện của sản phẩm sẽ được xem là có nguồn gốc ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc ở một nước được hưởng lơị. Điều 5 liên quan đến cách tích tích luỹ với Nauy, Thuỵ sĩ và Cộng đồng Châu Âu. Điều 13 đưa ra các điều khoản về Cách tính tích luỹ khu vực.

- Các sản phẩm thu được một cách toàn bộ (Điều 6): Các sản phẩm sau đây sẽ được coi là thu được một cách toàn bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc ở một nước được hưởng lợi:

(1) Các sản phẩm khoáng sản được khai thác từ lòng đất hoặc từ đáy biển;

(2) Các sản phẩm rau quả  được thu hoạch như nói trên;

(3) Động vật sống được đẻ và nuôi ở nước đó;

(4) Các sản phẩm có nguồn gốc từ các động vật sống nêu trên;

(5) Các sản phẩm có được bằng việc săn bắt và đánh bắt được thực hiện như trên;

(6) Các sản phẩm đánh bắt ở biển hoặc các sản phẩm khác đánh bắt ở biển ngoài lãnh hải của mình bằng các tầu;

(7) Hàng hoá làm ở trên bong các tầu đánh bắt ngoài trừ những sản phẩm được đề cập trong tiểu đoạn (6);

(8) Các sản phẩm đã qua sử dụng được thu thập như nói ở trên chỉ phù hợp để tái chế nguyên vật liệu;

(9) Các sản phẩm phế thải và phế phẩm được tạo ra từ các hoạt động sản xuất  được tiến hành như nói ở trên;

(10) Các sản phẩm được khai thác từ lòng biển hoặc dưới lòng biển mà nó nằm ngoài lãnh thải của nước mình nhưng mình có quyền khai thác duy nhất;

(11) Các hàng hoá được sản xuất như nói ở trên ngoại trừ các sản phẩm được đề cập trong các tiểu đoạn từ (1) đến (10).

- Các sản phẩm mà đã trải qua một quá trình chế tạo hoặc gia công hợp lý (Điều 7): Các sản phẩm mà không thu được một cách toàn bộ được coi là được chế tạo hoạc gia công một cách hợp lý một khí các điều kiện quy định trong danh mục thuộc Phụ lục 2 của Quyết định được đáp ứng.

Mặt khác, các nguyên vật liêu không có xuất xứ có thể được sự dụng để sản xuất một sản phẩm miễn là tổng trị giá của chúng không được vượt quá 10% giá xuất xưởng của sản phẩm hoặc là bất cứ một mức tỷ lệ % nào cho trước trong danh mục dành cho trị giá tối đa của các nguyên vật liệu không có xuất xứ không được vượt quá thông qua việc áp dụng đoạn quy định này

- Cách tính tích luỹ song phương (Điều 4): Các nguyên vật liệu có nguồn gốc ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được coi là những nguyên vật liệu có nguồn gốc ở nước được hưởng lợi khi nó được kết hợp ở trong một sản sẩm thu được ở nước đó. Không nhất thiết là những nguyên vật liệu như vậy đã trải qua quá trình chế tạo hoặc gia công hợp lý, miễn là chúng đã trải qua quá trình chế tạo hoặc gia công vượt quá các hoạt động được đề cập trong Điều 8 của Quyết định.

- Quá trình chế tạo hoặc gia công không hợp lý: Các hoạt động sau đây sẽ được coi là quá trình chế tạo hoặc gia công không hợp lý đối với việc xác định nguồn gốc các sản phẩm:

(a) Các hoạt động bảo đảm việc bảo quản các sản phẩm trong điều kiện tốt trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho (thông hơi, căng trải ra, làm khô, hoá lạnh, rải muối, sulphur dioxide hoặc các giải pháp sử dụng hơi nước, tháo bỏ các bộ phận gây hư hỏng và các hoạt động tương tự);

(b) Các hoạt động đơn giản bao gồm quét dọn bụi, sàng lọc, lựa chọn, phân loại, che chắn (bao gồm việc che giâu các linh kiện của hàng hoá), lau rửa, quét sơn, cắt bỏ;

(c) Các thay đổi về đóng gói và tháo dỡ và lắp ráp các kiện, việc xếp dỡ đơn giản các chai lọ, bình, túi, hòm, kiện, việc gắn chặt lại các tấm biển thông báo hoặc chỉ dẫn… và tất cả các hoạt động đóng gói đơn giản khác;

(d) ấn đinh lại nhẵn mác, nhãn hiệu và các hoạt động tương tự khác như phân biệt các ký hiệu trên sản phẩm hoặc đóng gói chúng;

(e) Việc pha trộn đơn giản các sản phẩm, liệu có bao gồm các loại khác nhau hay không, tại đó có một hoặc nhiều linh kiện hỗn hợp không đáp ứng các điều kiện đặt ra trong Quyết định để tạo thuận lợi cho chúng được coi là có nguồn gốc xuất xử ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc ở nước được hưởng lợi;

(f) Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận để tạo thành một sản phẩm hoàn thiện;

(g) Việc kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai các hoạt động được quy định cụ thể trong các tiểu đoạn từ (a) đến (f);

(h) Giết mổ gia súc

- Cách tính tích luỹ với Nauy, Thuỵ sĩ và Cộng đồng Châu Âu (Điều 5): Điều 5 đặt ra các điều khoản tích luỹ với Nauy, Thuỵ sĩ và EU. Tuy nhiên, Điều này sẽ không được áp dụng cho đến khi các thoả thuận cận thiết sẽ được các nước này ký kết.

- Cách tính tích luỹ theo khu vực (Điều 13): Theo Điều 13 của Quyết định, cách tính tích luỹ theo khu vực được áp dụng có nghĩa là các sản phẩm có nguồn gốc từ bất cứ một nước nào trong các nước thuôc nhóm khu vực đó và được sử dụng để tiếp tục chế tạo ở một nước khác của nhóm sẽ được đối xử như là chúng đã có nguồn gốc ở nước tiếp tục sản xuất đó.

+ Có 4 nhóm khu vực kinh tế có thể tận dụng hưởng lợi chế độ GSP của Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhóm này gồm có:

(a) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan và Việt nam).

(b) Thị trường chung Trung Mỹ (CACM bao gồm: Costa Rica, Honduras, Guatemala, Nicargua, Panama, El Salvador).

(c) Cộng đồng Andean (bao gồm: Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela).

(d) Hiệp hội hợp tác khu vực Nam á (SAARC bao gồm: Bangladesh, Bhutan, ấn độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka).

+ Mặt khác, các điều khoản quy định liên quan đến cách tính tích luỹ khu vực sẽ được áp dụng miễn là những quy tắc này như là giữa các nước của nhóm khu vực, giống như những quy tắc đã được nêu trong Quyết định này và mỗi nước của nhóm khu vực đã cam kết tuân thủ hoặc bảo đảm sự phù hợp với các điều khoản của Quyết định này và cung cấp sự hợp tác về mặt quản lý nhà nước càan thiết cả cho Thổ Nhĩ Kỳ và cho các nước khác của nhóm khu vực nhằm đảm bảo phát hành đúng đắn các giấy chứng nhận xuất xứ Form A và xác nhận giấy chứng nhận xuất xứ Form A và khai báo hoá đơn.

- Lưu ý: Việc cam kết thực hiện các thủ tục nói trên phải được các nước chuyển cho phía Thổ Nhĩ Kỳ thông qua kênh ngoại giao.

Hàng vận tải trực tiếp: Theo Điều 22 của Quyết định, đối xử ưu đãi sẽ chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của Quyết định này và được chuyên chở trực tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và nước được hưởng lợi. Yêu cầu này nhằm mục đích bảo đảm rằng hàng hoá được vận chuyển từ nước được hưởng lợi là những hàng hoá giống như hàng hoá được dỡ xuống ở cảng nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ và chúng chưa bị ảnh hưởng hoặc được tiếp tục gia công ở nước thứ 3 trong quá trình chuyên chở.

Minh bạch về chứng từ:

a/Các sản phẩm có nguồn gốc từ nước hưởng lợi sẽ được hưởng lợi ích từ Hệ thống ưu đãi phổ cập khi nhập khẩu vảo Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xuất trình hoặc là Giấy chứng nhận xuất xứ Form A hoặc Khai báo hoá đơn

- Giấy chứng nhận xuất xứ Form A: Sản phẩm có nguồn gốc theo ý nghĩa của Quyết định này sẽ được hưởng lợi từ chế độ ưu đãi khi nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ Form A do các cơ quan hải quan hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền thuộc chính phủ của nước hưởng lợi cấp.

- Khai báo hoá đơn: Một giấy khai báo hoá đơn có thể được lập ra nếu sản phẩm có liên quan có thể được xem là có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc từ một nước hưởng lợi và đáp ứng các yêu cầu khác của Quyết định. Giấy khai báo hoá đơn có thể được lập bởi một người xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã được phê duyệt hoặc bởi bất cứ một người xuất khẩu nào đối với lô hàng bao gồm một hoặc nhiều kiện chứa đựng các sản phẩm có nguồn gốc mà tổng trị giá của nó không vượt quá 6.000 Euro.

- Giấy chứng nhận xuất xứ Form A được cấp lùi ngày và sao làm 2 bản: Một giấy chứng nhận xuất xứ Form A có thể được cấp một cách ngoại lệ sau khi đã xuất khẩu sản phâmr trong những truờng hợp sau đây:

+ Nó đã không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do các sai sót và sự nhầm lẫn không có chủ tâm hoặc các tình huống đặc biệt.

+ Nó được giải thích hài lòng các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ là giấy chứng nhận xuất xứ Form A đã được cấp nhưng không được chấp nhận tại lúc nhập khẩu vì lý do kỹ thuật.

Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ Form A bị mất trộm, bị rơi hoặc bị hỏng, người xuất khẩu có thể xin các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ đã phát hành nó một bản thứ 2 sẽ được tạo lập trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu mà người xuất khẩu còn giữ.

b/ Khi xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đến nước hưởng lợi để nhằm được hưởng lợi từ cách tính tích luỹ song phương đối với hàng hoá có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và đáp ứng các yêu cầu khác của Quyết định, sự minh bạch về vị thế nguồn gốc của các sản phẩm sẽ phải nộp bằng một giấy chứng nhận di chuyển giá 1 Euro hoặc là một giấy khai báo hoá đơn.

Các thủ tục và nguyên tắc sử dụng Giấy chứng nhận di chuyển giá 1 Euro đã được cấp và khai báo hoá đơn được nêu trong “Quy chế về Giấy chứng nhận di chuyển 1 Euro và Giấy khai báo hoá đơn sẽ được cấp khi xuất khẩu theo Hệ thống ưu đãi phổ cập của Thổ Nhĩ Kỳ”, quy chế này được công bố trên Công báo số 24704 ngày 23/4/2002.

- Các sản phẩm phi mậu dịch: Các sản phẩm được gửi như là những gói nhỏ từ những người cá nhân không vượt quá giá trị 500 Euro và những thứ tạo thành một phần của hành lý cá nhân của khách du lịch với tổng trị giá không vượt quá 1.200 Euro sẽ được thừa nhận là có nguồn gốc mà không bị yêu cầu xuất trình bằng chứng nguồn gốc.

- Hiệu lực của bằng chứng nguồn gốc: Một bằng chứng nguồn gốc sẽ có hiệu lực trong 10 tháng kể từ ngày phát hành ở nước xuất khẩu và sẽ được xuất trình trong thời hạn nói trên cho các cơ quan hải quan của nước nhập khẩu

- Việc xác nhận sau: Các thông tin được cung cấp trên các giấy chứng nhận xuất xứ Form A và các giấy khai báo hoá đơn có thể được xác nhận ngẫu nhiên hoặc bất cứ lúc nào các cơ quan hải quan của Thổ Nhĩ Kỳ có sự nghi ngờ hợp lý đối với tính xác thực của chứng từ hoặc độ chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hoá.

Khi đơn xin xác nhận sau đã được tạo lập, việc xác nhận như vậy sẽ được thực hiện và kết quả của nó phải được thông báo cho phía Thổ Nhĩ Kỳ trong thời hạn tối đa là 6 tháng. Nếu trong các trường hợp có nghi ngờ hợp lý mà không có sự trả lời trong thời hạn 6 tháng hoặc nếu việc tra lời không chứa đựng những thông tin phù hợp để xác định tính xác thực của chứng từ được yêu cầu hoặc xuất xứ thực tế của sản phẩm, một yêu cầu về thông tin lần thứ 2 sẽ được gửi tới các cơ quan có thẩm quyền. Nếu sau khi có lần thứ 2 này, các kết quả của việc xác nhận không được trả lời đối với cơ quan yêu cầu trong thời hạn 4 tháng hoặc những kết quả này không cho phép xác định được tính xác thực của chứng từ được yêu cầu hoặc nguồn gốc xuất xứ thực tế của sản phẩm thì cơ quan yêu cầu ngoại trừ trong các trường hợp loại trừ sẽ từ chối cho phép được hưởng chế độ ưu đãi.

- Về hiệu lực thực hiện: Quyết định số 2001/3485 nói trên đã có hiệu lực thi hành kể từ này 1/1/2002.

Xuất xứ không được hưởng ưu đãi

Các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về các quy tắc xuất xứ được ký vào lúc kết thúc vòng đàm phán Uruguay của GATT được xác định như là sự thừa nhận về mặt quản lý liên quan đến việc áp dụng chung và luật pháp, các quy định được các thành viên áp dụng để nhận biết được nước xuất xứ  hàng hoá. Các thỏa thuận ưu đãi và tự quyết dẫn tới ưu đãi thuế quan bị loại trừ trong khái niệm này.

Hiệp định nói trên nhằm mục đích ngăn chặn việc cản trở thương mại bán bằng cách áp dụng các quy tắc xuất xứ . Về vấn đề này, một chương trình nghiên cứu đã được xác lập và người ta gợi ý là quá trình áp dụng các quy tắc xuất xứ nên được hoàn tất trong thời hạn 3 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Trong khuôn khổ của Hiệp định này, Ủy ban về các Quy tắc xuất xứ thuộc WTO và Ủy ban  Kỹ thuật về các Quy tắc xuất xứ thuộc WTO đã được thành lập. Các nghiên cứu cũng đã được hai Ủy ban này tiến hành thực hiện.

Các đại biểu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia vào hai Ủy ban này. Một số tiêu chuẩn về gia công và chế biến tối thiểu (sản phẩm được hoàn toàn lấy ở trong một nước) đã được xác định trong giai đoạn đầu tiên của các nghiên cứu. Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn hai của các nghiên cứu mà theo đó các thủ tục để tạo khái niệm và xác định xuất xứ trên cơ sở sửa đổi mức thuế đã được Ủy ban kỹ thuật về Quy tắc xuất xứ xác định, sẽ phối hợp cộng tác với Ban Thư ký ngoại thương đưa ra công bố quan điểm của mình sau khi tham khảo với các ngành liên quan.

Các quy tắc xuất xứ theo luật của Thổ Nhĩ Kỳ

* Theo Luật Hải quan số 4468: Xuất xứ hàng hoá không được hưởng ưu đãi đã được thiết lập theo các quy định của các Điều từ 17-22 của Luật Hải quan số 4458.

* Xuất xứ của hàng hoá:

Xuất xứ của hàng hoá không được hưởng ưu đãi.

- Điều 17: Các Điều từ 18-21 xác định xuất xứ hàng hoá không được hưởng ưu đãi nhằm các mục đích sau:

a/ Áp dụng Biểu thuế quan của Thổ Nhĩ Kỳ với việc loại trừ các biện pháp được đề cập đến trong Điều 15 (3) (d) và (e);

b/ Áp dụng các biện pháp được Hội đồng Bộ trưởng quy định  ngoài các biện pháp thuế liên quan đến thương mại hàng hoá;

c/ Lập và phát hành các giấy chứng nhận xuất xứ

- Điều 18:

1- Hàng hoá có nguồn gốc từ một nước sẽ là những hàng hoá được sản xuất hoặc được thực hiện toàn bộ khâu chế tạo từ nước đó.

2- Sự diễn đạt “hàng hoá được thực hiện toàn bộ khâu chế tạo trong một nước” nghĩa là:

a/ Các sản phẩm khoáng sản được khai thác, chiết xuất ở trong phạm vi nước đó;

b/ Các sản phẩm rau quả  được thu hoạch trong nước đó;

c/ Động vật sống được đẻ và nuôi ở nước đó;

d/ Các sản phẩm có nguồn gốc từ các động vật sống nêu trên;

e/ Các sản phẩm săn bắt và đánh bắt được thực hiện ở trong nước nói trên

f/ Các sản phẩm đánh bắt ở biển hoặc các sản phẩm khác đánh bắt ở biển ngoài  lãnh hải của một nước bằng các tầu bè được đăng ký hoặc đăng kiểm ở nước liên quan và treo cờ nước nói trên;

g/ Hàng hoá lấy tại ở trên bong các tầu đánh bắt thỦy hải sản từ những sản phẩm được đề cập trong tiểu đoạn (f) trên đây có nguồn gốc ở nước đã nói, miễn là các tầu đánh bắt đó được đăng ký hoặc đăng kiểm trong nước nói trên và treo cờ nước đó;

h/ Các sản phẩm lấy được từ  lòng biển hoặc bên dưới lớp đất hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, miễn là nước đó có quyền khai thác vùng biển hoặc khu vực đất đai đó;

i/ Các sản phẩm phế thải và phế phẩm được tạo ra từ các hoạt động sản xuất và các vật dụng đã sử dụng nếu chúng được thu nhặt tại nước đó và chỉ phù hợp cho việc tái chế nguyên vật liệu;

j/ Hàng hoá được sản xuất tại nước nói trên, ngoại trừ các hàng hoá được đề cập trong các tiểu đoạn (a) đến (i) hoặc từ các chất chiết xuất của chúng tại bất cứ giai đoạn sản xuất nào.

3- Nhằm các mục đích của đoạn 2, sự giải thích “một nước” nghĩa là lãnh hải của nước đó.

- Điều 19: Hàng hoá mà việc sản xuất ra nó liên quan đến nhiều hơn 1 nước sẽ được coi là có nguồn gốc ở nước mà tại đó một sản phẩm mới sẽ được sản xuất ra hoặc hàng hoá về mặt kinh tế đã trải qua một quá trình chuyển đổi cơ bản lâu dài và một quy trình sản xuất quan trọng.

- Điều 20: Bất cứ một quá trình gia công hoặc chế tạo liên quan đến những cái mà nó được tạo lập lên hoặc liên quan đến những cái như thực tế đã thừa nhận tạo ra sự bắt chước, mà mục đích duy nhất của nó là ngăn cản các quy định có thể được Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng đối với hàng hoá từ các nước cụ thể sẽ không được coi là dành cho các hàng hoá có nước xuất xứ tại nơi nó được thực hiện sản xuất theo ý nghĩa của Điều 19.

- Điều 21:

1- Việc xuất trình giấy chứng nhận xuất sứ là mang tính lựa chọn. Tuy nhiên, sẽ bắt buộc phải đưa ra giấy chứng nhận xuất xứ chứng minh rằng hàng hoá có nguồn gốc từ một nước ký kết hiệp định hoặc được coi là có sự biến đổi và hoạt động theo đó hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh trong nước đó là nơi mà việc giảm thuế được yêu cầu nhằm mang lại lợi ích cho hai bên trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ  phù hợp với các quy định của các hiệp định quốc tế và song phương.

2- Trong các trường hợp ngoài đoạn 1 trên, các quy tắc và nguyên tắc đối với việc xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ và không đòi hỏi một giấy chứng nhận xuất xứ liên quan đến trị giá, nguồn gốc, mô tả hoặc bản chất của hàng hoá sẽ do các quy định xác định rõ.

3- Hình thức và nội dung của giấy xuất xứ sẽ do các quy định xác định có xem xét đến các thoả thuận quốc tế.

4- Tuy đã xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ nhưng các cơ quan hải quan có thể vẫn yêu cầu các giấy tờ chứng minh bổ sung trong trường hợp họ có nghi ngờ

Xuất xứ của hàng hoá được hưởng ưu đãi.

Ngoài những quy định đã nêu trong mục Các quy tắc xuất xứ theo Chương trình Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc phần II/ Xuất xứ được hưởng ưu đãi nói trên nay, Thổ Nhĩ Kỳ còn có thêm một số quy định sau đây liên quan đến xuất xứ của hàng hoá được hưởng ưu đãi:

- Điều 22: Các quy tác xuất xứ của hàng hoá được hưởng ưu đãi nhằm có lợi từ các biện pháp thuế quan ưu đãi được đề cập trong Điều 15 sẽ:

a/ Được xác định bởi các hiệp định này trong trường hợp hàng hoá do các hiệp định điều chỉnh đã được đề cập tới trong Điều 15 (3) (d);

b/ Được xác định phù hợp với Nghị định của Hội đồng bộ trưởng trong trường hợp hàng hoá có lợi từ các biện pháp thuế ưu đãi đã được đề cập trong Điều 15 (e).

Trong Quy chế hải quan được ban hành hướng dẫn Luật hải quan, các thoả thuận về các quy tắc xuất xứ đã được quy định trong các Điều từ 72-86.

Hệ thống tính tích lũy xuất xứ

Các quy tắc về quy định nguồn gốc xuất xứ có thể có một số linh hoạt đối với cách tính tích luỹ xuất xứ nhằm phát triển quan hệ kinh tế cuả các nước có một hiệp định giữa họ với nhau.

Nhìn chung, cách tính tích luỹ nghĩa là không cần đối với các sản phẩm có nguồn gốc tại một bên trong Hiệp định để trải qua một giai đoạn biến đổi hợp lý ở đó nhằm có được vị thế xuất xứ có nguồn gốc của một bên kia.

Mục đích của cách tính tích luỹ xuất xứ

Mục đích của cách tính tích luỹ xuất xứ là để phát triển thương mại giữa các nước có quan hệ ưu đãi với nhau. Trong hệ thống tính tích luỹ, không nhất thiết là các nguyên vật liệu có nguồn gốc xuất xứ ở một khu vực đã trải qua quá trình gia công hoặc chế biến hợp lý, miễn là chúng trải qua quá trình gia công hoặc chế biến vượt ngoài tầm của các hoạt động sản xuất mà theo đó sẽ chưa bao  giờ mang lại một vị thế nguồn gốc xuất xứ (các hoạt động tối thiểu như vậy được gọi như là việc lắp ráp một cách đơn giản một số bộ phận). Trong cách tính tích luỹ, không chỉ một nước mà tại đó có việc thực hiện quá trình gia công mà còn có một khu vực do nhiều nước thiết lập lên bao gồm trong một hệ thống cách tính tích luỹ đã được xem xét.

Cách tính tích luỹ song phương

Cách tính tích luỹ xuất xứ song phương mà là cách đơn giản nhất trong các mô hình cách tính tích luỹ được áp dụng đối với các công việc giữa 2 nước và chỉ đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ ở hai nước này. Ví dụ, trong quan hệ thương mại ưu đãi giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, các cầu chì mạch điện tiếp hợp sản xuất ở Irael bằng cách lắp rắp các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ Israel và các vi linh kiện điện tử (microchip) có nguồn gốc xuất xứ ở Thổ Nhĩ Kỳ (có mã số HS là 85.42) được coi là có nguồn gốc xuất xứ từ Israel và có thể có lợi từ việc đối xử ưu đãi khi được nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Liệu việc lắp ráp này có được coi là một quá trình biến đổi chủ yếu hay không thì cũng không ảnh hưởng đến kết quả của nó. Tuy nhiên, nếu các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ nước thứ 3 được đưa vào sử dụng thì những nguyên vật liệu đầu vào này phải được trải qua một quá trình biến đổi thực chất

Cách tính tích luỹ đường chéo góc.

Cách tính tích luỹ đường chéo góc nghĩa là nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc xuất xứ từ bất cứ một nước nào trong số các nước nói trên là được phép để sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm căn bản sau cùng, ở đó có nhiều hơn 2 nước là những bên ký kết một Hiệp định đơn nhất hoặc có một vài nước cùng nhau tạo lập nên các hiệp định tương tự như là trong Hệ thống Liên Châu Âu (Pan-European). Ví dụ, giả sử là hệ thống cách tính tích luỹ Liên Châu Âu vận hành đầy đủ thì một cái vô tuyến được sản xuất bằng cách lắp ráp các tổ hợp linh kiện thiết bị có nguồn gốc từ Hungary, EC và Ba lan (mã số HS là 85.28) được coi như là có nguồn gốc xuất xứ từ “khu vực tích luỹ” và có lợi từ sự đối xử ưu đãi khi nó được xuất khẩu sang EC. Cái vô tuyến được coi là có nguồn gốc xuất xứ từ nước nào trong khu vực này là một vấn đề về cách tính tích luỹ chéo góc.

Cách tính tích luỹ xuất xứ Liên Châu Âu

Trước năm 1997, xuất xứ của hàng hoá đã được các hiệp định thương mại tự do cụ thể thừa nhận giữa các nước ở Châu Âu, theo cách đó đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau cho nên hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ và có lợi từ việc đối xử ưu đãi thuộc một hiệp định có thể không đáp ứng các yêu cầu của hiệp định khác khi nó được xuất khẩu tới một nước khác. Kết quả của các quy định mà nêu lên rằng việc áp dụng các quy tắc xuất xứ khác nhau giữa các nước làm phân chia Châu Âu thành nhiều khối khu vực xuất xứ và là những trở ngại đối với tự do thương mại và bởi vậy gây thiệt hại đối với sự phát triển kinh tế là một hệ thống mới đã được thành lập với tên gọi là “Cách tính tích luỹ xuất xứ Liên Chau Âu” làm thống nhất các quy tắc xuất xứ ở Châu Âu và cho phép sử dụng một cách hiệu quả nhất các hiệp định thương mại tự do. Đó là một minh chứng liên quan đến lý do thành lập hệ thống này. Khi hệ thống được tạo ra thì ngành sản xuất ôtô ở Châu Âu trước đó đã có rắc rối với một số vấn đề do kết quả từ các tiêu chuẩn xuất xứ khác nhau, bởi vậy mà ngành này không có lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do hiện có ở Châu Âu. Các nhà sản xuất ôtô có thể đã không có lợi từ các nền kinh tế quy mô lớn ở trên thị trường như EU, EFTA và các nước Trung và Đông Âu là do bởi các quy tắc xuất xứ khác nhau của họ. Có thể giả sử hệ thống này là kết quả của điều đã nói. Hệ thống cách tính tích luỹ xuất xứ đã có hiệu lực kể từ năm 1997 bao gồm các nước Ba lan, Hungary, Cộng hoà Séc, Cộng hoà Slovak, Rumani, Bungary, Slovenia, Lithuania, Letonia, Estonia và các nước khuộc EFTA. Các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ các nước thuộc hệ thống có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất để xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống và sản phẩm cuối cùng có thể được hưởng đối xử ưu đãi khi nó được nhập khẩu

Hệ thống cách tính tích luỹ xuất xứ của Thổ Nhĩ Kỳ và của Liên minh Châu Âu

Điều 16 và 28 trong Quyết định của Hội đồng hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ và EU (Ủy ban Hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ và EU) là cơ quan sáng lập ra Liên minh quan thuế, đã quy định trách nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ phải hài hoà với các chính sách thương mại của EU và điều chỉnh luật pháp của mình giống với của EU. Các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do song phương của Thổ Nhĩ Kỳ tương xứng với Các quy tắc xuất xứ của Liên Châu Âu. Theo như sự đồng thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU về việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia hệ thống vào phiên họp lần thứ 38 của Hội đồng hỗn hợp nói trên, các quy định về cách tính tích luỹ của các hiệp định đối tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc hệ thống khác đã bị thay đổi từ ngày 1/1/1999. Theo quyết định này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi từ cách tính tích luỹ đường chéo góc ngoại trừ đối với các sản phẩm nông sản dành cho EU theo các hiệp định thương mại tự do đã được các bên hoàn tất. Tuy nhiên, các quy tắc của hệ thống đã được thay đổi theo định kỳ. Các quy tắc và nguyên tắc bị thay đổi đã được phản ảnh tới các nghị định thư về xuất xứ bên cạnh các hiệp định năm này qua năm khác. ở Thổ Nhĩ Kỳ, những thay đổi này đã được Hội đồng bộ trưởng thông qua và các thay đổi về Quy chế công nhận xuất xứ của hàng hoá được hưởng ưu đãi đã được công bố trên công báo. Mặt khác, sau khi hoàn thành các hiệp định song phương giữa các nước khu vực Địa Trung Hải trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, Hệ thống cách tính tích luỹ xuất xứ khu vực Địa Trung Hải sẽ được thành lập vào năm 2010.

(Theo itpc)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục