Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) ngày 20.7 công khai kết quả điều tra gây chấn động về quá trình biển thủ và tiêu hoang nhiều tỉ USD từ Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia 1MDB.
Trung Quốc đổi chiến đấu cơ J-10 để lấy dầu mỏ Iran
- Cập nhật : 23/08/2015
(The gioi)
Trung Quốc đang thương thảo với Iran về các điều kiện của hợp đồng cung cấp cho Iran số lượng lớn máy bay chiến đấu J-10 để đổi lấy quyền khai thác khu mỏ dầu khổng lồ Azadegan.
Báo Сankao Хiaoxi đưa tin thỏa thuận đang được Trung Quốc và Iran thương thảo không xem xét việc thanh toán bằng tiền, chỉ trao đổi máy bay lấy quyền khai thác dầu mỏ thôi.
Căn cứ các điều kiện của hợp đồng, phía Trung Quốc đến năm 2020 sẽ phải cung cấp cho Iran 24 máy bay chiến đấu J-10, còn Iran có trách nhiệm dành cho các nhà khai thác dầu Trung Quốc quyền khai thác mỏ Azadegan với thời hạn 20 năm. “Theo ý kiến các chuyên gia, nếu tính bằng tiền, hợp đồng quân sự tương tự giá trị khoảng 1 tỉ USD. Thỏa thuận “dầu đổi lấy chiến đấu cơ” này có lợi cho cả người mua lẫn người bán trong khi có thể khiến Mỹ không bằng lòng” – tờ báo viết.
Trong khi đó, theo website tình báo quân sự Israel DEBKAfile, Trung Quốc đã đồng ý bán 150 chiếc J-10 cho Iran. Chiến đấu cơ đa chức năng J-10 của Trung Quốc có những đặc điểm giống với loại F-16 của Mỹ nhưng được chế tạo trên cơ sở công nghệ của Liên Xô.
J-10 có thể thực hiện nhiệm vụ trên độ cao 50 m với tốc độ 900 km/giờ và nó có thể bay xa đến 2.940 km. Một khi Iran sở hữu loại chiến đấu cơ này, về lý thuyết không lực nước này không chỉ có thể kiểm soát toàn bộ vùng Vịnh mà còn có thể không kích vào lãnh thổ Irael và trở lại căn cứ.
Ngày 14-7 gần đây, Iran và 6 cường quốc trên thế giới đã đạt được thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của nước này sau 10 năm đàm phán. Theo đó, Iran sẽ giảm 98% urani được làm giàu, đồng thời bất cứ con đường nào dẫn đến vũ khí hạt nhân đều sẽ đóng lại đối với Tehran.
Tổng thống Mỹ Barack Obama còn đoan chắc rằng thỏa thuận với Iran đã chặn đứng việc phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực. Trong văn kiện các bên ký kết, Iran đồng ý không làm giàu urani quá mức 3,67% trong vòng 15 năm.
Đổi lại, các biện pháp trừng phạt về kinh tế và tài chính từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu đã được áp đặt đối với Iran trước đây sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn. Các lệnh trừng phạt này sẽ nhanh chóng được áp đặt trở lại khi Tehran vi phạm các điều kiện của thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong lúc thỏa thuận hạt nhân với Iran vốn đang có thể bị quốc hội Mỹ cân nhắc phê chuẩn, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang tiến hành cuộc vận động người Mỹ gốc Do Thái chống lại thỏa thuận trên và tuyên bố nó chỉ đem lại chiến tranh mà thôi.