Utrecht, một trong những thành phố đông dân nhất của Hà Lan, đang chuẩn bị áp dụng chính sách trả “lương cơ bản” 800 euro mỗi tháng để giảm tải hệ thống an sinh xã hội và khuyến khích người dân... đi làm.
Tin thế giới đọc nhanh trưa 29-12-2015
- Cập nhật : 29/12/2015
Ấn Độ sẽ xây thêm sáu lò phản ứng hạt nhân
Tuyên bố không đề cập đến nội dung các cuộc đàm phán đang diễn ra. Giá trị cổ phiếu của Toshiba Corp, công ty mẹ của Westinghouse, đã tăng lên khoảng 3,3% vào hôm thứ năm tuần trước, sau khi tin tức trên được công bố.
Logo của Tập đoàn Westinghouse tại triển lãm Hạt nhân Thế giới năm 2014, ở Le Bourget, Pháp ngày 14-10 2014.
Phát ngôn viên của Toshiba từ chối bình luận về thông tin trên nhưng cho biết rằng Westinghouse tự tin mình có thể có được đơn đặt hàng từ Ấn Độ.
Tổng thống Iran kêu gọi sửa chữa hình ảnh hoen ố của đạo Hồi
"Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta hiện nay là loại bỏ hình ảnh tiêu cực về Hồi giáo trong trên mạng xã hội cũng như đời sống thực ngày nay",Reuteurs dẫn lời ông Rouhani phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thống nhất Hồi giáo quốc tế tại Teheran.
Tổng thống Iran khẳng định chủ nghĩa cực đoan và bạo lực mà các nhóm như IS đang tiến hành đã đi ngược những nguyên tắc của đạo Hồi chính thống.
"Tôi không thể tưởng tượng nổi tại sao không phải là kẻ thù mà chính những người xuất thân từ đạo Hồi lại khiến thế giới hình dung Hồi giáo như một tôn giáo của bất công, bạo lực và chết chóc", ông Rouhani nói đồng thời lên tiếng chỉ trích các nước Hồi giáo đã im lặng trước tình hình bạo loạn và đổ máu tại Syria, Iraq và Yemen.
Iran ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và có mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng Iraq. Do đó, chính phủ Iran luôn cực lực lên án các hành động bạo lực chống chính phủ và dân thường của IS tại cả hai nước này.
Luật chống khủng bố của Trung Quốc gây tranh cãi
Luật chống khủng bố mới của Bắc Kinh bị xem là đe dọa đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 27-12 đã thông qua luật chống khủng bố đầu tiên của đất nước. Theo Tân Hoa Xã, đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm đối phó mối đe dọa khủng bố trong nước và giúp duy trì an ninh thế giới.
Bắc Kinh lập luận họ đang đối mặt mối đe dọa khủng bố “rõ ràng và thường trực”, nhất là tại khu tự trị Tân Cương. Nước này cũng cáo buộc một số thành viên cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương phát động chiến dịch bạo lực để đòi độc lập, lấy cảm hứng từ những nhóm như Taliban và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
An ninh được thắt chặt tại khu mua sắm Tam Lý Đồn ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc sau khi xuất hiện cảnh báo về mối đe dọa khủng bốẢnh: Reuters
Tuy nhiên, việc Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố tiếp tục vấp phải chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ và doanh nghiệp phương Tây về những điều khoản liên quan đến an ninh mạng.
Washington lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng đạo luật trên để yêu cầu các công ty điện thoại, nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp chìa khóa mã hóa (dùng để bảo vệ dữ liệu) và để thiết bị, dữ liệu người dùng địa phương ở bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama còn nhận định những yêu cầu trên sẽ cho phép Trung Quốc cài đặt “cổng hậu” bên trong hệ thống của các công ty công nghệ Mỹ. Theo ông chủ Nhà Trắng, Bắc Kinh sẽ phải thay đổi nội dung những điều khoản như thế nếu muốn làm ăn với Washington.
Theo những người chỉ trích, luật chống khủng bố mới của Trung Quốc không chỉ đe dọa đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài mà còn đến vấn đề tự do ngôn luận. Theo một số nguồn tin, đạo luật tăng cường kiểm soát việc các cá nhân đăng tải thông tin liên quan tới khủng bố trên các trang mạng xã hội cũng như hạn chế báo chí trong nước đưa tin chi tiết các vụ khủng bố.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cam kết luật chống khủng bố “sẽ không hạn chế các hoạt động kinh doanh hợp pháp, không tạo cổng hậu, không cản trở tự do ngôn luận trên mạng hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp”. Ông này cho rằng luật pháp Mỹ cũng có những quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà điều tra.
Động thái trên diễn ra vào thời điểm Bắc Kinh nói riêng và thế giới nói chung đối mặt mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng sau một loạt vụ tấn công kinh hoàng, như vụ ở thủ đô Paris - Pháp gần đây.
Mới nhất, nhà chức trách Áo hôm 26-12 cho biết một cơ quan tình báo bên ngoài đã cảnh báo nguy cơ xảy ra các vụ tấn công bằng súng hoặc bom tại thủ đô một số nước châu Âu trong khoảng thời gian từ lễ Giáng sinh đến dịp năm mới. Cảnh báo này buộc chính quyền khắp châu Âu tăng cường an ninh.
Trước đó, các đại sứ quán phương Tây ở Bắc Kinh hôm 24-12 nhận được thông tin tình báo về mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào người nước ngoài tại khu mua sắm Tam Lý Đồn khiến an ninh ở đó được siết chặt đến cuối tuần rồi.
Afghanistan, Pakistan chuẩn bị cho thảo luận hòa bình với Taliban
Đại diện Afghanistan và Pakistan hôm qua đã nhất trí gặp giới chức của Mỹ và Trung Quốc vào tháng tới, để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận hòa bình mới với Taliban.
Lực lượng quân đội Afghanistan đang tăng cường đẩy lùi Taliban ra khỏi miền nam nước này- Ảnh:Deutsche Welle
Hãng tin AFP dẫn lời giới chức của hai nước này khẳng định cuộc gặp sẽ diễn ra bất chấp bạo lực do phiến quân Taliban gây ra đang leo thang.
Thông báo trên được đưa ra khi chỉ huy quân đội Pakistan, tướng Raheel Sharif có chuyến thăm Kabul và hội kiến với tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và trưởng ban hành chính Abdullah Abdullah.
Pakistan đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên hồi tháng 7-2015 nhưng các cuộc đàm phán này đã bị ngưng trệ khi phía Taliban xác nhận cái chết của thủ lĩnh Mullah Omar quá trễ.
Tổng thống Ghani gần đây đã tăng cường các mối quan hệ với Pakistan nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán trên. Afghanistan luôn cáo buộc Pakistan là quốc gia hậu thuẫn cho Taliban.
“ Cả hai bên đã nhất trí vòng đàm phán đầu tiên giữa Afghanistan, Pakistan, Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra vào tháng 1-2016 nhằm vạch ra lộ trình cho hòa bình”- phủ tổng thống Afghanistan tuyên bố.
Hiện Taliban chưa có phản ứng về thông tin trên. Tổ chức này gần đây tăng cường các cuộc tấn công các mục tiêu chính phủ và nước ngoài ở Afghanistan.
Các lực lượng quân đội cũng như an ninh của Afghanistan đang chiến đấu để đẩy lùi Taliban ra khỏi vùng chiếm đóng ở tỉnh phía nam Helmand,một trong những nơi được xem là cứ địa thuốc phiện ở quốc gia này.
Trong những tuần trước đây, tổng thống Ghani và thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cũng đã bàn bạc tìm phương án lót đường cho tiến trình hòa bình do Islamabad làm trung gian. Afghanistan cũng đang tranh thủ sự ủng hộ của Pakistan trong việc đưa Taliban ngồi vào bàn đàm phán.
Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn đang thận trong về khả năng bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào được tái khởi động ở khu vực trên do nội bộ của Afghanistan đang xuất hiện những rạn nứt do phản ứng trước việc ông Ghani tăng cường mối quan hệ với Pakistan.
Giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Israel bị sa thải vì lộ thông tin mật
Một đợt thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn tầm ngắn Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel - Ảnh: Reuters
Trong một thông cáo ngày 27.12, Bộ Quốc phòng Israel cho hay ông Ramati không thể tiếp tục giữ chức vụ Giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Israel do vi phạm nghiêm trọng quy định đảm bảo an ninh thông tin mật, theo Reuters.