Sau thời gian dài đại tu trên bờ, tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower vẫn chứng tỏ được sức mạnh khi chạy thử trên biển.
Tin thế giới đọc nhanh tối 21-02-2016
- Cập nhật : 21/02/2016
Kinh tế suy thoái, Nga cân nhắc giảm mua sắm quốc phòng
Chính phủ Nga đang cân nhắc cắt giảm 5% chi tiêu mua sắm quốc phòng trong năm 2016 do kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa việc tăng cường sức mạnh quân độitrở thành ưu tiên quốc gia.
Vì thế, động thái nói trên là dấu hiệu cho thấy bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể bị cắt giảm ngân sách khi nước Nga bước vào năm thứ 2 suy thoái kinh tế do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo một số nguồn tin của Reuters, đề xuất cắt giảm chi tiêu mua sắm quốc phòng nhận được sự ủng hộ của Bộ Tài chính và một số cơ quan khác, đủ để vấn đề được đưa ra thảo luận trước cuộc họp nội các sắp tới.
Theo ước tính của một quan chức Nga khi trao đổi với Reuters, việc cắt giảm 5% chi phí mua sắm quốc phòng sẽ giúp Chính phủ Nga tiết kiệm được tối đa 100 tỉ rouble (tương đương 1,29 tỉ USD).
Nhưng vị quan chức này cũng cho biết thêm: “Động thái này không phải là vấn đề tiền bạc mà có liên quan đến một tiền lệ chính trị”.
Các sĩ quan Nga lái xe tăng T-72 trong lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai hồi tháng 9-2015. Ảnh: Reuters
Nếu được thông qua, đây sẽ là mức cắt giảm chi tiêu quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay dưới thời ông Putin.
Hồi năm 2011, khi còn là Thủ tướng Nga, ông Putin từng thông báo kế hoạch tái thiết quân đội Nga và thay thế các thiết bị quân sự già cỗi bằng cách chi 23 ngàn tỉ rúp cho đến năm 2020.
Việc cắt giảm này sẽ là chiến thắng tuy nhỏ nhưng mang tính biểu tượng đối với Bộ Tài chính Nga. Trước đó, bộ này nhận định Moscow không còn khả năng theo đuổi chính sách cải tổ lực lượng vũ trang trị giá nhiều tỉ USD và kêu gọi cắt giảm 10% chi tiêu của tất cả các bộ. Năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Tatiana Shevtsova nói rằng Moscow đã chi 2 ngàn tỉ rúp cho mua sắm quốc phòng trong năm 2015, chiếm hơn 60% tổng ngân sách quốc phòng.
Một trong các nguồn tin xin giấu tên của Reuters còn tiết lộ thêm rằng đã có những trao đổi đề xuất mức cắt giảm lên đến 7%, nhưng đề xuất này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ Bộ Quốc phòng và cuối cùng mức cắt giảm được đề xuất chỉ là 5%.
Tuy nhiên vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vấn đề này và đề xuất cũng chưa được các nhà lãnh đạo Nga thông qua.
Nga hiện là quốc gia chi tiêu quốc phòng nhiều thứ 3 thế giới sau khi đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong một thập kỷ qua.
Trong năm nay, Nga phân bổ koảng 3,14 ngàn tỉ rúp cho quân đội, tăng một chút so với mức chi tiêu 3,12 nghìn tỉ rúp một năm trước đó. Mức phân bổ này đã được phê chuẩn bất chấp sự phản đổi của Bộ Tài chính, làm dấy lên những tranh cãi trong nội bộ Moscow về việc Nga nên ưu tiên quốc phòng hay ổn địnhtài khóa.
Nga hiện vẫn chưa công bố mức chi tiêu cho chiến dịch quân sự ở Syria, bắt đầu từ ngày 30-9 năm ngoái. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov vào năm ngoái cho biết chưa có kế hoạch bổ sung tài chính để trang trải cho chiến dịch này.
EU giữ lại Anh trong 'tình trạng đặc biệt'
Thủ tướng Anh David Cameron tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh EU. Ảnh: AFP
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất gói biện pháp nhằm giữ lại Anh trong khối sau các buổi đàm phán kéo dài đêm 19/2.
Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông đã đàm phán thành công thỏa thuận để EU giữ lại Anh với "tình trạng đặc biệt trong khối" và sẽ trình bày trước nội vào ngày 20/2. Đây sẽ là khởi đầu cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 tới về việc nước Anh sẽ ở lại hay rời EU.
Theo Reuters, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết cáclãnh đạo EU đã thống nhất gói giải pháp nhằm giữ lại Anh trong khối.
Sau những cuộc thảo luận và gặp gỡ riêng trong ngày tại Brussels, Bỉ, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh EU, ông Tusk và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã đưa ra văn bản sửa đổi trên bàn ăn tối và các nhà lãnh đạo nhanh chóng chấp thuận.
Ông Donald Tusk và ông David Cameron thông báo trên Twitter khi các nhà lãnh đạo xem xét văn bản sửa đổi, trong đó đề cập đến các vấn đề chính còn bất đồng hiện nay như phúc lợi của người lao động nhập cư và việc bảo vệ London theo quy chế tài chính riêng của Anh trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.
"Đã hoàn thành. Các nước ủng hộ giải pháp mới cho vấn đề Anh ở lại EU", ông Tusk viết trên Twitter.
Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày 18 và 19/2 tại Bỉ, với các chủ đề quan trọng như nhập cư và việc Anh rời đi hay ở lại EU.
20% khả năng kinh tế thế giới suy thoái
Sự bất ổn trong thị trường tài chính toàn cầu gia tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế thế giới từ 10% lên 20%, theo chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Societe Generale.
Triều Tiên muốn có lòng tin từ quốc tế về chương trình không gian
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu trong buổi lễ khen thưởng các nhà khoa học. Ảnh do KCNA công bố ngày 19/2. Ảnh: KCNA.
"Tiến bộ trong lĩnh vực không gian, động lực cho nền khoa học và công nghệ tương lai và phát triển kinh tế, là mục tiêu chiến lược của DPRK", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA hôm qua dẫn lời Kim Jong-un phát biểu tại buổi lễ khen thưởng các nhà khoa học có đóng góp cho lần phóng vệ tinh thành công ngày 7/2. DPRK là viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Kim Jong-un kêu gọi "thúc đẩy phát triển lĩnh vực không gian theo kế hoạch 5 năm", nhấn mạnh cần có được niềm tin từ cộng đồng quốc tế và tìm kiếm sự hợp tác trong lĩnh vực này.
Triều Tiên ngày 7/2 phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, khẳng định chương trình không gian của nước này hoàn toàn vì mục đích khoa học. Đây là hành động bị Hàn Quốc và Mỹ coi là che đậy cho việc thử công nghệ tên lửa đạn đạo. Liên Hợp Quốc cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo và áp đặt các lệnh trừng phạt từ sau lần phóng tên lửa vào tháng 12/2012.
Giới phân tích nhận định Triều Tiên dường như đã chú ý đến động thái áp đặt thêm biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng khi lần đầu đề cập việc tìm kiếm lòng tin từ cộng đồng quốc tế.
Liên minh Viễn thông Quốc tế ngày 16/2 gửi cảnh báo đến Triều Tiên vì nước này không cung cấp tần số cùng các thông tin liên quan đến vệ tinh đã đưa vào quỹ đạo.
Mỹ bị tố không kích nhầm hai nhân viên sứ quán Serbia ở Libya
Sladjana Stankovic, phụ trách thông tin liên lạc, và Jovica Stepic, tài xế, bị bắt cóc ngày 8/11 sau khi đoàn xe ngoại giao của họ, trong đó có cả đại sứ Serbia tại Libya, bị tấn công ở thành phố ven biển Sabratha.
Hai người được cho là thiệt mạng khi chiến đấu cơ Mỹ hôm qua ném bom một trại huấn luyện nghi của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở tây Libya. Đợt không kích làm hơn 40 người thiệt mạng và có thể đã tiêu diệt phiến quân tên Noureddine Chouchane liên quan đến hai vụ tấn công đẫm máu năm ngoái ở Tunisia.
"Chúng tôi đang chờ nhận dạng các nạn nhân, do đó, chúng tôi chưa thể chính thức xác nhận thông tin", Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic phát biểu tại một cuộc họp báo.
Theo ông Dacic, chính phủ Serbia đang đàm phán về việc thả hai con tin. "Những kẻ bắt cóc quan tâm đến tiền", ông nói, cho biết thêm gia đình con tin và chính phủ đều "không thể" đáp ứng yêu cầu của bọn chúng. Serbia sẽ trao công hàm phản đối Mỹ vì không thông báo cho nước này trước khi không kích.
Các nhà ngoại giao và công dân nước ngoài là mục tiêu bắt cóc của phiến quân Hồi giáo, hầu hết để đòi tiền chuộc hoặc trao đổi lấy những tay súng đang bị chính phủ nước ngoài giam.
Serbia có quan hệ ngoại giao với cả chính phủ Libya được quốc tế công nhận, thủ phủ ở thành phố miền đông Tobruk, và chính quyền tự xưng tại thủ đô Tripoli.