tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 09-08-2015

  • Cập nhật : 09/08/2015

Rơi máy bay, tùy tùng ông Kim Jong-un thiệt mạng?

Một máy bay quân sự của Triều Tiên có thể đã rơi ở sân bay thuộc thành phố cảng Wonsan và trong số nạn nhân có các tùy tùng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Hãng tin UPI (Mỹ) dẫn tin của đài SBS (Hàn Quốc) cho hay vụ tai nạn xảy ra vào khoảng ngày 15-7 qua. Địa điểm tai nạn có vẻ là cùng nơi ông Kim Jong-un đã đi thị sát lực lượng không quân nhằm chuẩn bị cho “Ngày Chiến thắng” (27-7).

Tại Wonsan còn có dinh thự của ông Kim và vụ tai nạn đã được tình báo Hàn Quốc và Mỹ xác nhận, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc).

ong kim jong-un thi sat mot san bay nam 2014. anh: kcna/yonhap

Ông Kim Jong-un thị sát một sân bay năm 2014. Ảnh: KCNA/Yonhap

Yonhap trích lời một nguồn tin giấu tên trong quân đội nước này cho hay chiếc máy bay gặp nạn có thể là loại Antonov AN-2 do Liên Xô sản xuất. Nếu chiếc máy bay được sử dụng để chuẩn bị cho dịp lễ thì có khả năng những người có mặt trên khoang là đội ngũ an ninh của ông Kim.

Một nguồn tin khác lại cho rằng máy bay gặp nạn là loại Cessna. Trong trường hợp này, các nạn nhân có thể là các quan chức Triều Tiên chịu trách nhiệm kiểm tra sân bay. Trước đây, Bình Nhưỡng từng phát đi hình ảnh ông Kim Jong-un đích thân điều khiển một chiếc Cessna.

Theo phía Seoul, Triều Tiên bổ sung loại máy bay AN-2 vào phi đội từ tháng 3 qua. Tuy nhiên, đã xảy ra 2 vụ tai nạn liên quan đến AN-2.

Ông Kim dường như không có mặt trên chiếc máy bay xấu số bởi hôm 15-7, truyền hình quốc gia Triều Tiên chiếu cảnh ông gặp mặt các đại sứ Triều Tiên ở nước ngoài tại Bình Nhưỡng. Đến ngày 19-7, ông Kim bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương.

Cả dinh tổng thống và bộ quốc phòng Hàn Quốc không bình luận về vụ việc


Nga bác bỏ việc cấm Coca Cola, Pepsico nhập khẩu nguyên liệu

Chính quyền Nga đã bác bỏ đề xuất cấm nhập khẩu đối với các công ty Coca Cola và Pepsico của Mỹ, cho rằng lệnh cấm này trái với luật cấm vận và quy định của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU).

nga bac bo viec cam cac cong ty pepsico, coca cola cua my nhap khau nguyen lieu - anh: afp

Nga bác bỏ việc cấm các công ty Pepsico, Coca Cola của Mỹ nhập khẩu nguyên liệu - Ảnh: AFP

Hạ nghị sĩ Igor Zotov, đứng đầu một đảng phái tại Nga hồi tháng 6 đã đưa ra đề xuất cấm nhập khẩu soda và các chất khác từ Mỹ, buộc các chi nhánh Coca Cola và Pepsico tại Nga phải sử dụng nguyên liệu trong nước. Nghị sĩ này cáo buộc các hãng trên đã tài trợ cho các chính trị gia Mỹ chống lại Nga. Ông Zotov còn chỉ ra các nguy cơ cho sức khỏe nếu uống đồ uống có đường và nói rằng lệnh cấm trên sẽ giúp đẩy mạnh ngành sản xuất nước giải khát tại Nga, theo đài RT ngày 7.8.
Thứ trưởng Nông nghiệp Nga Sergey Levin đã đáp trả rằng luật pháp Nga hiện tại cho phép cấm nhập khẩu hàng hóa từ một số nước và một số loại sản phẩm, chứ không cấm các công ty nhập khẩu. Trong khi đó, việc yêu cầu công ty Coca Cola và Pepsico sử dụng nguyên liệu tại Nga là trái với thỏa thuận của EEU.
Nghị sĩ Zotov từng yêu cầu chính phủ Nga áp đặt thêm thuế đối với các hãng thức ăn nhanh nước ngoài và sử dụng số tiền đó cho các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng. Trong số các công ty bị nhắm đến có McDonald’s, Burger King, KFC, Subway, Starbucks, Papa John’s… Tuy nhiên đề xuất này của ông Zotov đến nay vẫn chưa được xem xét.
Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu nhiều loại thực phẩm như thịt heo, gà, cá, bơ, sữa, trái cây và rau quả từ các nước Mỹ, Úc, Canada, Liên minh châu Âu và nhiều nước khác nhằm đáp trả việc các nước này trừng phạt Moscow vì cáo buộc liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Lệnh cấm được Nga kéo dài đến tháng 8.2016 vì phương Tây vẫn chưa dỡ bỏ trừng phạt Nga.

Sợ tham nhũng, Trung Quốc theo dõi quan chức sau giờ làm việc

Ủy ban kỷ luật của chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sẽ theo dõi tất cả những hoạt động các quan chức tỉnh này ngoài giờ làm việc để chống tham nhũng.

cac quan chuc chinh quyen tinh quang dong se bi theo doi sau gio lam viec, ke ca viec di an nha hang - anh: afp

Các quan chức chính quyền tỉnh Quảng Đông sẽ bị theo dõi sau giờ làm việc, kể cả việc đi ăn nhà hàng - Ảnh: AFP

Chính quyền Quảng Đông áp dụng những quy định mới nhắm vào các hoạt động của các quan chức tỉnh sau giờ làm việc, bao gồm tiệc họp mặt bạn học cũ, cựu binh, chơi golf, ăn tiệc ở nhà hàng và vào quán bar, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 8.8.
Ủy ban kỷ luật tỉnh Quảng Đông cho hay sẽ theo dõi những quan chức dùng những sự kiện xã hội thông đồng với các doanh nghiệp để trục lợi, nhận hối lộ hoặc tạo bè phái chính trị.
Vợ/chồng, con cái và người thân của các quan chức cũng sẽ bị theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy họ tổ chức tiệc cưới, đám tang, chuyến du lịch hoặc những hoạt động giải trí xa xỉ khác sử dụng tiền bất chính hoặc tiền mà các công ty hối lộ, theo Ủy ban kỷ luật tỉnh Quảng Đông.
Ủy ban kỷ luật tỉnh này áp dụng biện pháp theo dõi các quan chức sau giờ việc sau khi truyền thông địa phương phanh phui vụ bê bối ông Huang Changqing, thẩm phán ở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông), tổ chức những sòng bài mạt chược giả mạo để nhận tiền hối lộ từ luật sư, doanh nhân, với số tiền lên đến 650.000 USD.
8 thẩm phán khác cũng đang bị điều tra vì có liên quan đến đường dây nhận hối lộ chạy án của Huang.

Đài Loan tơi bời trong siêu bão Soudelor

 Siêu bão Soudelor đã đổ bộ vào Đài Loan sáng sớm 8-8 với gió mạnh và mưa lớn khiến 3,22 triệu hộ gia đình mất điện cùng 6 người thiệt mạng, 4 người mất tích. 
chiec xe bi phan mai nha roi xuong de trung, quat nga ca cot den tin hieu giao thong tai dai bac - anh: reuters

Chiếc xe bị phần mái nhà rơi xuống đè trúng, quật ngã cả cột đèn tín hiệu giao thông tại Đài Bắc - Ảnh: Reuters

Số người bị thương là 101. Tâm bão Soudelor đổ bộ vào thành phố Tú Lâm lúc 4g40 theo giờ địa phương, mang theo gió mạnh và mưa lớn gây mất điện, nhiều cây cối và biển hiệu bị giật đổ.

Khoảng 9.000 người đã được sơ tán, chủ yếu ở các vùng núi phía đông. Cơn bão mạnh từ Thái Bình Dương khiến hàng trăm chuyến bay đi và đến hòn đảo này bị chậm hoặc bị hủy. Các chuyến tàu cao tốc cũng bị hủy.

Trường học và công sở đều đóng cửa hôm qua. Mưa lớn khiến các con sông tràn bờ. AFP cho biết một ngôi làng trên núi ở Đào Viên gần như chìm ngập trong bùn lũ. Tuy nhiên dân làng đã kịp sơ tán trước đó.

Đối với nhiều người dân Đài Loan, đây là cơn bão tồi tệ nhất họ từng trải qua. Soudelor có sức gió 200 km/h, đem theo lượng mưa tới 1.000mm ở vùng núi phía đông bắc hòn đảo này. Sức gió mạnh nhất đo được là ở Tô Áo, đạt 237 km/h.

AFP dẫn lời một phụ nữ 60 tuổi miêu tả bà chưa bao giờ thấy một cơn bão lớn như vậy trong cuộc đời.

Soudelor cũng đã giật đổ một cột tuôcbin điện gió cao 65m ở Đài Trung. Hãng thông tấn Đài Loan CNA đăng hình ảnh cho thấy những toa tàu tại một nhà ga ở phía đông hòn đảo này bị bão thổi lật khỏi đường ray.

Đến giữa trưa qua, theo Reuters, tâm bão Soudelor đã qua khỏi Đài Loan. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã phát đi các cảnh báo về lũ lụt và lở đất.

Mưa to và gió lớn được dự báo tiếp tục xảy ra trong hôm nay 9-8 nhưng cơn bão được nói sẽ yếu đi sau khi rời Đài Loan.

Trang đánh giá về bão nhiệt đới xếp bão Soudelor ở cấp độ 2 trong thang năm cấp và sẽ xuống cấp 1 sau khi rời Đài Loan.

Công ty điện lực Đài Loan cho hay khoảng 3,22 triệu hộ gia đình ở hòn đảo này bị mất điện do bão. Hãng thông tấn Đài Loan CNA nói đây là con số kỷ lục.

Trong khi một số khu vực đã được cấp điện trở lại, khoảng 2 triệu hộ vẫn chưa có điện trong hôm qua.

Hồi năm 2009, siêu bão Morakot đã gây thiệt hại tới 3 tỉ USD cho Đài Loan, khiến 700 người trên đảo này thiệt mạng.


Indonesia muốn đưa tội xúc phạm tổng thống vào luật hình sự

Chính phủ Indonesia đang đề xuất đưa tội danh xúc phạm người đứng đầu nhà nước vào danh sách các vi phạm pháp luật. 
ong jokowi noi ong co the tu giai quyet voi nhung ke xuc pham minh nhung du luat la nham bao ve chuc vu tong thong nhu mot bieu tuong quoc gia - anh: reuters

Ông Jokowi nói ông có thể tự giải quyết với những kẻ xúc phạm mình nhưng dự luật là nhằm bảo vệ chức vụ tổng thống như một biểu tượng quốc gia - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin DW (Đức), chính phủ Indonesia đang đề xuất sửa đổi bộ luật hình sự nước này, trong đó bổ sung các hình phạt liên quan đến tội danh xúc phạm và bôi nhọ danh dự cá nhân của tổng thống và phó tổng thống.

Chính phủ Indonesia cho biết dự luật sẽ chỉ áp dụng với các trường hợp bôi nhọ, xúc phạm danh dự cá nhân chứ không liên quan tới các ý kiến phản biện về những quyết sách của chính phủ.

Indonesia từng có một điều luật tương tự đã được áp dụng trong 32 năm dưới thời cầm quyền của ông Suharto. Lúc đó luật này được sử dụng như một công cụ giúp nhà cầm quyền ngăn chặn luồng dư luận đối lập.

Tuy nhiên năm 2006, Tòa án hiến pháp Indonesia đã loại bỏ điều luật vì cho rằng nó không phù hợp với tinh thần dân chủ cốt lõi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bất chấp phán quyết của tòa, điều luật này vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều đảng phái.

Năm 2012, nó được đưa trở lại trong dự luật khởi thảo dưới thời cựu tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Tuy nhiên do bị quốc hội phản đối nên đã không thể trở thành luật trong thời gian ông Susilo đương chức.

Chuyển sang chính phủ đương nhiệm của tổng thống Joko Widodo (thường được gọi là Jokowi), ông Jokowi cũng cho rằng điều luật này là cần thiết.

Tờ Jakarta Globe trích dẫn ý kiến của ông Jokowi: “Cá nhân tôi hoàn toàn thoải mái với những người xúc phạm mình. Tôi phải đối mặt với họ hàng ngày. Nhưng chúng ta phải nghĩ về lâu dài: bảo vệ chức tổng thống như bảo vệ một biểu tượng quốc gia, không phải chỉ là bảo vệ tôi về mặt cá nhân”.

Ông Jokowi cũng khẳng định điều luật đó sẽ không được dùng để cản trở tự do  ngôn luận hay bịt miệng những ý kiến phản biện chính phủ.

Tổng thống Indonesia cho biết ông sẽ để các nghị sĩ quốc hội quyết định việc có nên thông qua dự luật đó hay không.

Ông nói: “Cuối cùng, họ chính là tiếng nói của nhân dân”. Quốc hội Indonesia sẽ thảo luật về dự luật chống bôi nhọ, xúc phạm thanh danh tổng thống, phó tổng thống trong tháng 8 này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục