Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển ngày 24.4 công bố báo cáo mới cho thấy chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2016 tổng cộng là 1.690 tỉ USD, tăng 0,4% so với năm 2015.
Nhật Bản trông chờ gì sau thượng đỉnh Mỹ-Trung?
- Cập nhật : 06/04/2017
Ba nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc điện đàm con thoi về vụ phóng tên lửa đạn đạo Scud mới nhất của Triều Tiên, lần nữa nhắc đến khả năng tấn công quân sự.
Căng thẳng Triều Tiên không hề có dấu hiệu hạ nhiệt mà càng tăng lên sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Scud ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung sắp tới.
Reuters cho biết: Trong ngày 6-4, nguyên thủ và quan chức cấp cao các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc dưới chủ trương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điện đàm con thoi với nhau về vụ việc.
Trao đổi với báo chí từ Tokyo sau khi điện đàm với Tổng thống Trump, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết hai ông đã thống nhất vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên là “một hành động khiêu khích nguy hiểm và là một sự đe dọa nghiêm trọng”. Ông Abe cho biết đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ xử thế nào với Triều Tiên sau khi Chủ tịch Tập gặp Tổng thống Trump.
Thủ tướng Nhật Abe nói với báo chí tại Tokyo (Nhật) sau vụ phóng tên lửa ngày 5-4 của Triều Tiên. Ảnh: REUTERS
Nhà Trắng ra tuyên bố cho biết Tổng thống Trump đã khẳng định với Thủ tướng Abe rằng Mỹ “sẽ tiếp tục tăng cường khả năng ngăn chặn và tự vệ, cũng như bảo vệ các đồng minh với toàn bộ khả năng quân sự”. Ông Trump một lần nữa nói rằng mọi phương án đều đang được tính đến, khi Triều Tiên cứ tiếp tục phóng tên lửa như thế này.
Lời nói của Tổng thống Trump tương đồng với ý kiến của Đô đốc Scott Swift -Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng khi phát biểu tại Nhật ngày 6-4 trước cuộc gặp với các tư lệnh lực lượng phòng vệ và các quan chức ngoại giao Nhật.
Theo Đô đốc Swift, các biện pháp ngoại giao và kinh tế mà Mỹ đã áp dụng để kiềm chế các chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên đã không mang lại hiệu quả mong muốn.
“Tới thời điểm này tôi nghĩ công bằng mà nói... các nỗ lực kinh tế và ngoại giao đã không hỗ trợ cho tiến trình mà chúng ta mong đợi” - Đô đốc Swift cũng đề cập đến phương án quân sự - “Quyết định này tùy thuộc và tổng thống. Quân sự luôn là một phương án”.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) trong buổi tuyên bố bổ nhiệm Tướng H.R. McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago ngày 20-2. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, trao đổi với người đồng cấp Hàn Quốc Kim Kwan-jin qua điện thoại ngày 6-4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến Hàn Quốc. Mỹ đã bắt đầu vận chuyển một số bộ phận hệ thống THAAD đến Hàn Quốc tháng trước.
Các chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên sẽ là vấn đề nóng nhất trong cuộc hội đàm của hai lãnh đạo Mỹ-Trung, bắt đầu vào tối 6-4 (giờ Mỹ) tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago (Florida, Mỹ).
Chưa rõ diễn tiến sẽ thế nào khi vụ thử tên lửa của Triều Tiên diễn ra ngay trước cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng phía Trung Quốc cho rằng động thái của Triều Tiên không phải là khiêu khích cuộc gặp.
Tổng thống Trump muốn Trung Quốc tăng áp lực với Triều Tiên nhưng Trung Quốc trước sau vẫn nói rằng mình không có sức ảnh hưởng này. Hơn nữa phía Trung Quốc còn đang rất bất an và giận dữ với kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa THAAD đến Hàn Quốc, lo ngại hệ thống radar của THAAD có thể vươn tới lãnh thổ mình.
ĐĂNG KHOA
Theo Plo.vn