tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hợp tác tài chính APEC: Chống các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế và chuyển lợi nhuận

  • Cập nhật : 22/10/2017

APEC ra tuyên bố chung về việc hỗ trợ các nước như Việt Nam chống các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế và chuyển lợi nhuận.

apec ra tuyen bo chung ve viec ho tro cac nuoc nhu viet nam chong cac tap doan da quoc gia tron thue va chuyen loi nhuan.nguon anh: btc

APEC ra tuyên bố chung về việc hỗ trợ các nước như Việt Nam chống các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế và chuyển lợi nhuận.Nguồn ảnh: BTC

Sau 3 ngày diễn ra (19-21.10), chiều 21.10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và các hội nghị liên quan đã chính thức bế mạc tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 

Trong đó, đối với vấn đề Xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận, Tuyên bố chung nhận thức tác động quan trọng của các vấn đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) đến các nền kinh tế thành viên APEC; sự cần thiết tăng cường hợp tác trong khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cách tiếp cận, các thông lệ tốt nhất trong việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý thuế nhằm giải quyết những thách thức về BEPS trong khu vực; nâng cao tính chắc chắn, minh bạch. công bằng của hệ thống thuế. 

Hop tac tai chinh APEC: Chong cac tap doan da quoc gia tron thue va chuyen loi nhuan

 


Các bộ trưởng tài chính hoan nghênh những nỗ lực của các nền kinh tế APEC trong việc xây dựng chương trình hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm về triển khai thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu BEPS và các hành động BEPS có liên quan khác trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác thực hiện dự án BEPS trong khu vực APEC, được khởi xướng trong năm Chủ tịch của Việt Nam 2017.

 

Hiện nay, tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng những hạn chế trong chính sách thuế tại nước tiến hành sản xuất để trốn thuế hoặc chuyển lợi nhuận sang những nước có mức thuế suất thấp hơn khá phổ biến.

Từ hàng loạt nghi án “trốn thuế”, “né thuế”, “chuyển giá” như Metro, Coca-Cola, Pepsi… hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp FDI dù liên tục khai lỗ nhưng vẫn ồ ạt mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các thủ đoạn mà tập đoàn đa quốc gia dùng, thường không vi phạm pháp luật, hoặc nằm trong “lằn ranh” mà pháp luật chưa quy định tới. Theo công bố của Oxfam, các tập đoàn đa quốc gia lớn đang dùng quyền lực chính trị và khả năng tài chính của mình để tránh thuế với số tiền vận động hành lang đã chi lên đến 2,5 tỉ USD. Ước tính, cứ 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về thuế, họ giảm được mức đóng thuế xuống 1.200 USD. Các công ty lớn nhất thế giới đang mở chi nhánh tại ít nhất một thiên đường thuế. Hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn gần 10% so với mức thuế được quy định trong luật.
 

Hop tac tai chinh APEC: Chong cac tap doan da quoc gia tron thue va chuyen loi nhuan

 

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, đến nay, toàn ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 217 doah nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết. Truy thu, truy hoàn và phạt 575,75 tỷ đồng; giảm lỗ gần 2.636 tỷ đồng; giảm khấu trừ 15,5 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 1.811 tỷ đồng. Trong đó, thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết đã truy thu hơn 256 tỷ đồng, giảm lỗ 1.888 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 1.748,67 tỷ đồng.Cũng theo Oxfam, mỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) bị thất thu 100 tỉ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Khoản tiền này có thể giúp 124 triệu trẻ em đang phải bỏ học được đến trường và cứu sống 6 triệu trẻ.

 

Vụ Thanh tra Thuế cho biết, ngành thuế đã được Chính phủ cho phép mua dữ liệu giá để phục vụ công tác thanh tra. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong công tác chống chuyển giá là thời gian thực hiện thanh tra đối với các giao dịch liên kết quá ngắn, trong khi nhân lực thực hiện công tác này lại mỏng. Chính vì vậy, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) là một trong 4 ưu tiên hợp tác tài chính tại APEC Việt Nam 2017 nhằm tăng cường hợp tác, hạn chế hành vi trốn thuế trong các nước thành viên APEC.

APEC ra tuyên bố chung về vấn đề này cho thấy hành vi trốn thuế hoặc chuyển lợi nhuận là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương.

Đối với Việt Nam, khi tham gia chương trình này sẽ có được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cũng như hợp tác của cơ quan thuế nước ngoài trong việc trao đổi các thông tin quản lý, đặc biệt với các gập đoàn đa quốc gia, cũng như tham mưu cho Việt Nam sửa đổi chính sách phù hợp để thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đồng thời cũng bảo vệ được nguồn thu. 

Theo Oxfam, mỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) bị thất thu 100 tỉ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia.



Theo Nhipcaudautu.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục