Dự án phát triển kinh tế vùng có sự tương đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc cho phép hai nước cùng giảm cạnh tranh để hưởng lợi nhưng...
So găng Ấn Độ và Trung Quốc
- Cập nhật : 12/11/2015
(The gioi)
Đều là những nền kinh tế đứng đầu nhóm thị trường mới nổi, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng.
Trên thế giới cứ 3 người thì có 1 người sinh sống ở Trung Quốc, đất nước Cộng sản lớn nhất, hoặc ở Ấn Độ, nền Dân chủ lớn nhất. Hiện tại, Trung Quốc vẫn giữ vị trí là đất nước đông dân nhất thế giới, với 1,3 tỷ dân, theo sau là Ấn Độ với 1,2 tỷ người.
Nhưng tỷ lệ sinh ở Ấn Độ ngày càng tăng đồng nghĩa với khoảng chênh lệch ngày càng bị thu hẹp và Liên Hợp Quốc dự đoán Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc về dân số cho đến năm 2030. Cả hai nước đều có tốc độ tăng trưởng dân số thành thị vô cùng nhanh chóng.
Ở Trung Quốc, số người sống ở thành thị có thể sẽ vượt quá số dân sống ở nông thôn trong năm 2015 này.
Xã hội già hóa
Cũng như rất nhiều nước phương Tây khác, Ấn Độ và Trung Quốc đều phải đối mặt với những thách thức về sự già hóa dân số. Khi tuổi thọ tăng cao và tỷ lệ sinh giảm, sẽ có hàng triệu người đến tuổi về hưu và ít hơn những người lao động để có thể trợ cấp cho họ. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc dỡ bỏ chính sách 1 con.
Ấn Độ, nơi chỉ có 10% lực lượng lao động được hưởng chế độ hưu trí đầy đủ, sẽ đặt ra những câu hỏi người cao tuổi sẽ được hỗ trợ như thế nào.
Một vài chuyên gia nói những vấn đề như thế này có thể cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trung Quốc nổi lên như một nguồn động lực cho nền kinh tế toàn thế giới và theo sau là những năm phát triển với tốc độ 9% hoặc nhiều hơn những chỉ tiêu đặt ra.
Đây là một đất nước xuất khẩu trọng yếu, hiện đã vượt qua Ý trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, và khả năng sẽ vượt qua cả Anh và Pháp.
Ấn Độ cũng chứng kiến sự phát triển vượt bậc, hơn 7% năm và cũng là nước đón nhận nhiều vốn đầu tự nước ngoài.
Những con số từ cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist cho rằng Mỹ vẫn sẽ giữ vị trí nền kinh tế số một thế giới với điều kiện thực tế.
Các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường hiện đang là mối lo ngại đối với Ấn Độ và Trung Quốc.
Sự chênh lệch giàu nghèo tồn tại cùng với đa số người dân bị loại ra bên lề của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Bất bình xã hội cũng đang ảnh hưởng đến cả hai nước. Chất lượng không khí và nước được quan tâm ở cả hai đất nước. Rất nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Trung Quốc.
Tuy nhiên bất chấp những vấn đề đó, vẫn có những ý tưởng cho rằng sự tiếp tục tăng trưởng sẽ giúp thúc đấy mức sống cho cả dân.
Tuổi thọ này càng cao và tỷ lệ tử vong sơ sinh đang giảm. Việc tiếp cận với giáo dục vừa được củng cố. Và tỷ lệ biết chữ cũng vậy.