Trong khi quan hệ chính trị giữa Nga và Trung Quốc vẫn duy trì sự ấm áp thì những liên kết kinh tế giữa hai cường quốc đang có dấu hiệu nguội dần đi.
Nga dự báo chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình
- Cập nhật : 02/09/2015
(The gioi)
Chuyên gia Nga trao đổi về các vấn đề trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay.
Ngày 26/8, phóng viên báo Sự thật của Nga đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia Alexander Salitsky, cán bộ khoa học hàng đầu đang công tác tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga về cuộc gặp sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia chủ chốt của tổng thống Mỹ, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang ở giai đoạn khá căng thẳng khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh chủ ý hạ giá đồng nhân dân tệ mà theo quan điểm của Washington, trong ngắn hạn, sẽ dẫn đến khủng hoảng trong thị trường chứng khoản, còn dài hạn, sẽ gây tăng thâm hụt thương mại 300 tỷ USD.
Đồng thời Mỹ còn cáo buộc Bắc Kinh tổ chức cho các hacker bẻ khóa, đánh cắp các dữ liệu của Cục Nhân sự Mỹ làm rò rỉ thông tin 22 triệu nhân viên Chính phủ Mỹ và các thành viên gia đình họ.
Chuyên gia Alexander Salitsky cho biết, cuộc gặp này được đánh giá rất quan trọng. Yếu tố quan trọng chính ở đây là chuyến thăm cấp quốc gia đầu tiên của Tập Cận Bình đến Mỹ.
Và quan trọng nữa là trong chương trình nghị sự của cuộc gặp sẽ bao gồm các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương và đa phương với lý do ngăn chặn sự trượt dốc của nền kinh tế thế giới có nguy cơ thành cuộc khủng hoảng quy mô lớn.
"Ngoài những bất đồng trong các vấn đề cơ bản, có thể hai nhà lãnh đạo này sẽ tìm ra các lĩnh vực hợp tác bổ sung mà tôi nghĩ rằng sẽ có lợi cho tất cả các nước, trong đó có cả Nga", vị chuyên gia Nga dự đoán.
Đánh giá về những cáo buộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến các vấn đề trượt dốc gần đây của nền kinh tế khi mỗi bên đều cho rằng mình không có lỗi, chuyên gia Salitsky cho rằng, việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được coi như là biểu tượng cho cái mới mà Trung Quốc đóng góp vào nền kinh tế thế giới và đa số nhân loại đang trông chờ vào điều này. Đó là sự tăng cường đầu tư vào nền kinh tế thực chứ không phải ném tiền vào “các công cụ tài chính vô bổ”.
Trả lời về tham vọng của Trung Quốc, vị chuyên gia này cho rằng, Trung Quốc không hướng đến ngôi vị bá chủ. Thậm chí nói về sự bá chủ của Trung Quốc ở châu Á là hoàn toàn không thể.
Trong một động thái có liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ, trước thềm chuyến thăm Washington của ông Tập Cận Bình, Cố vấn an ninh quốc gia chủ chốt của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice đã đến Trung Quốc.
Tại cuộc hội đàm ở thủ đô Bắc Kinh ngày 28/8, bà Susan Rice và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bóng gió về những căng thẳng gây rạn nứt quan hệ 2 nước.
Tại cuộc gặp, ông Dương Khiết Trì và bà Rice khẳng định 2 nước đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu và quan hệ quân sự. Bà Rice nói: "Cùng lúc, chúng tôi vừa có thể trao đổi thẳng thắn về những bất đồng, vừa nhận thức rõ cần phải giải quyết hữu hiệu các vấn đề đó."
Bà Rice đánh giá chuyến thăm Mỹ của ông Dương Khiết Trì vào tháng 9 tới là cơ hội quan trọng để tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác cũng như phối hợp để giải quyết những bất đồng trên tinh thần xây dựng.
Về phần mình, ông Dương Khiết Trì cho biết 2 nước sẽ duy trì trao đổi thông tin chặt chẽ trong "các vế đề như hạt nhân Iran và Triều Tiên", vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như các vấn đề về "quyền và lợi ích khu vực". Điều đó có thể ám chỉ tới Biển Đông và Biển Hoa Đông - các khu vực mà Bắc Kinh lần lượt có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo với các nước láng giềng Đông Nam Á và Nhật Bản.