tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Mỹ nhìn xa, Nga chơi bài 'hai mặt'?

  • Cập nhật : 17/11/2015

(The gioi)

Chính sách về Trung Đông của Mỹ được thực hiện một cách nhất quán và bài bản hơn những gì người ta nghĩ.

Chiến lược rõ ràng

Trong những năm qua, việc Mỹ rút quân khỏi Iraq, “nhượng bộ” Iran hay đang nhùng nhằng trong cuộc chiến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng…tiếp tục được dẫn ra làm bằng chứng cho thất bại của Mỹ ở Trung Đông.

Mới đây nhất, khi Nga có động thái tăng cường sự hiện diện quân sự tại Syria, những chỉ trích nhằm vào chính quyền của Tổng thống Obama càng trở nên gay gắt.

Thậm chí có ý kiến cho rằng nước Mỹ đã không có một tầm nhìn chiến lược về khu vực trọng yếu này và giờ đây đang thất thế trước Nga.

mot nhom linh my len may bay c-17 rut khoi iraq hoi nam 2011

Một nhóm lính Mỹ lên máy bay C-17 rút khỏi Iraq hồi năm 2011

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ bước đi của Mỹ tại Trung Đông trong gần 8 năm qua dưới thời Tổng thống Obama, có thể thấy một chiến lược nhất quán.

Ông Obama đã nhậm chức với một niềm tin rằng việc giảm đầu tư to lớn về quân sự và chính trị của Mỹ ở Trung Đông là một lợi ích an ninh quốc gia sống còn theo cách riêng của nó.

Việc chiếm đóng Iraq cùng sự thái quá của cuộc chiến chống khủng bố đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng mở rộng quá mức, đặc biệt tại thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Mỹ đã xác định lại quy mô “dấu chân” của mình ở khu vực này, không chỉ giảm sự hiện diện vật chất mà còn là thực thi sự kiềm chế về mặt ngoại giao, thoái lui và thách thức các đồng minh trong việc gánh trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của chính họ.

Chính quyền của ông Obama đã theo đuổi một cách nhất quán đối với chiến lược này, đặt ưu tiên cho nó lên trên hết đồng thời kiên quyết chống lại những nỗ lực làm nó trệch hướng.

Một chiến lược rõ ràng và mạch lạc đã giúp Mỹ thực thi các sáng kiến lớn về các vấn đề mà bản thân Tổng thống Obama xem như đang nổi lên tới mức độ đe dọa các lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Mỹ: chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, chủ nghĩa khủng bố, xung đột Israel-Palestine cũng như cuộc chiến ở Iraq.

Tránh sa lầy

Không nên nghĩ rằng Mỹ “không dám” hay “sợ” phải can thiệp trực tiếp vào tình hình Libya hoặc Syria. Đơn giản là chính quyền của ông Obama tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách giải thoát Mỹ khỏi các cuộc chiến hiện tại và tránh bị lôi kéo vào những cuộc chiến mới.

Việc Mỹ hiện chỉ có một số lượng tương đối nhỏ quân nhân với vai trò tư vấn và hỗ trợ ở Iraq, cũng như sự hiện diện thậm chí còn hạn chế hơn ở Libya, Syria và Yemen, được nhìn nhận như một “thành tựu lớn”.

Hay đơn giản hơn, đó là sự né tránh khôn khéo của người Mỹ.

may bay f-15e cua my tham gia khong kich is tai iraq

Máy bay F-15E của Mỹ tham gia không kích IS tại Iraq

Giới phân tích Mỹ cho rằng chính quyền của ông Obama không đưa ra cam kết quân sự, không can thiệp vào cuộc chiến Syria do đã hiểu được những rủi ro, nhất là nguy cơ leo thang.

Theo đó, khi can thiệp thì một vùng cấm bay có thể sẽ nhanh chóng khống chế được lực lượng không quân của Syria, song nó sẽ không bảo vệ được các lực lượng nổi dậy khỏi các loạt đạn súng cối cũng như các hoạt động tấn công mặt đất.

(Theo báo Đất Việt)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục