tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ thực ra rất quan tâm đến 'Vành đai, con đường'?

  • Cập nhật : 22/05/2017

Mỹ có thể huy động nguồn vốn của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Mỹ, có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhật Bản và Ấn Độ thực ra cũng quan tâm đến sáng kiến "Vành đai, con đường".

ban do "vanh dai, con duong"

Bản đồ "Vành đai, con đường"

Tờ Tin tức Tham khảo (Trung Quốc) dẫn lời người sáng lập kiêm Chủ tịch Viện nghiên cứu Schiller là Helga Zepp-LaRouche cho rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rất quan tâm đến sáng kiến "Vành đai, con đường" nhất là đối với việc các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng hiện đại hóa hạ tầng cơ sở giao thông Mỹ.
Ông Helga Zepp-LaRouche cho rằng: "Trung Quốc có kế hoạch sử dụng mạng lưới đường sắt cao tốc để kết nối tất cả các đô thị chủ yếu trước năm 2020. Nếu Mỹ cũng muốn như vậy, thu hút các công ty Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú trên lĩnh vực này sẽ có lợi cho họ". Ông cho biết, tình hình mạng lưới đường sá của Mỹ chưa tốt.
Theo ông Helga Zepp-LaRouche, Trung Quốc có thể sử dụng 1.400 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ để cấp kinh phí cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện những trái phiếu này bị bỏ không. 
Được biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó xoay được khoản tiền này trên thị trường tự do, bởi vì lãi suất cho vay có thể lên tới 11 - 12%, trong khi đó đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở sẽ không đem lại thu hồi vốn nhanh chóng.
"Nếu ông Donald Trump muốn có được vốn từ Quốc hội trong môi trường chính trị hiện nay thì sẽ bị từ chối hoàn toàn. Ông cần có nguồn vốn khác và Trung Quốc là sự lựa chọn lý tưởng. Điều này có thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng là nhu cầu của ông Donald Trump" - ông Helga Zepp-LaRouche khẳng định.
tong thu ky dang tu do dan chu (ldp) nhat ban nikai toshihiro hoi kien voi chu tich trung quoc tap can binh. anh: the japan times

Tổng thư ký Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Nikai Toshihiro hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: The Japan Times

Ông Helga Zepp-LaRouche nói: "Ngoài ra, Mỹ có thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường tăng trưởng nhanh của Trung Quốc. Khi Trung Quốc và Mỹ lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh thì có thể thực hiện các dự án hợp tác ở nước thứ ba".
Ông Helga Zepp-LaRouche còn cho rằng Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tham gia sáng kiến "Vành đai, con đường". Sự bất đồng chính trị trong vấn đề này có tính tạm thời.
Chuyên gia cho rằng hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai, con đường" có lợi cho Ấn Độ và cũng có lợi cho Nhật Bản. Lập trường của Nhật Bản trong vấn đề này đang thay đổi.
Ông Helga Zepp-LaRouche lưu ý rằng Nhật Bản đã cử đoàn đại biểu khổng lồ do ông Nikai Toshihiro, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) dẫn đầu tham dự diễn đàn "Vành đai, con đường" tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Như vậy, "thông điệp mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn phát đi là, nếu Nhật Bản bị loại ra ngoài sự phát triển của Âu - Á, họ sẽ không thể tồn tại".
Ông Helga Zepp-LaRouche cho rằng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng muốn làm như vậy, nhưng ông đã bị kiềm chế bởi chính trị trong nước, đó là chế độ hai đảng: Đảng Nhân dân và Đảng Quốc đại.
Ông Helga Zepp-LaRouche cho rằng xung đột chính trị là điều có thể khắc phục. Tất cả các nước láng giềng của Ấn Độ đều đã bày tỏ quan tâm đến sáng kiến "Vành đai, con đường", chẳng hạn Nepal, Bhutan, Bangladesh, Pakistan.
thu tuong an do narendra modi. anh: the financial express

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: The Financial Express

Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan sẽ có lợi cho xóa bỏ khó khăn, có thể tạo ra 700.000 việc làm. Điều này sẽ xóa bỏ mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Dù sao, khi cuộc sống của mọi người có hy vọng thì họ không muốn tiến hành các hoạt động khủng bố.
Ông Helga Zepp-LaRouche tổng kết nói: "Tôi cho rằng, coi sáng kiến này là mối đe dọa của Ấn Độ sẽ là sai lầm".

Phong Vân
Theo Viettimes.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục