tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Châu Á già hóa, lao động Ấn Độ sẽ thế chân Trung Quốc?

  • Cập nhật : 11/11/2015

(The gioi)

Trong bối cảnh lực lượng lao động của châu Á được dự báo sẽ suy giảm trong vài thập kỷ tới, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp nguồn lao động dồi dào nhất của khu vực.

 

Bloomberg rút ra từ số liệu của Liên hợp quốc cho thấy đến năm 2050, khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ chiếm gần 50% tổng lượng lao động của toàn thế giới, giảm so với mức 62% hiện nay.

Trong số này, Ấn Độ chiếm 18,8% lực lượng lao động toàn cầu, so với mức 17,8% hiện tại. Tỷ lệ của Trung Quốc giảm từ mức 20,9% hiện nay xuống chỉ còn 13%.

Sử dụng số dân trong độ tuổi lao động làm thước đo quy mô lực lượng lao động, nghiên cứu này cũng chỉ ra sự trỗi dậy của châu Phi, với Nigeria nhảy vọt từ số 9 lên số 3; Ethiopia và Congo đều lọt vào top 10.

 

Quy mô khổng lồ của lực lượng lao động thường được coi là một lợi thế chủ chốt để Ấn Độ vững bước trên con đường đạt được vị thế nền kinh tế siêu cường. Tuy nhiên, nước này vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể bắt kịp các nền kinh tế lớn khác: thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ hiện chỉ bằng 1/5 so với Trung Quốc.

Một vấn đề lớn khác mà Ấn Độ gặp phải đó là phải cung cấp đủ việc làm cho số lượng người lao động lớn như vậy. Có khá ít số liệu về thị trường lao động của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nhưng những số liệu hiện có cho thấy tình trạng không mấy khả quan.

Khảo sát được thực hiện một số công ty được chọn lựa từ các ngành đồ da, ô tô và vận tải cho thấy trong 3 tháng đầu năm nay, số việc làm mới được tạo ra đã giảm xuống chỉ còn 64.000, so với mức 117.000 và 158.000 của 2 quý trước đó.

Lao động của Ấn Độ cũng bị thiếu hụt kỹ năng. Chỉ khoảng 5% lao động được đào tạo bài bản, so với mức 96% của Hàn Quốc. Thống đốc NHTW Raghuram Rajan đã gọi nhân lực là mối lo ngại chính của Ấn Độ trong trung hạn.

“Chúng ta đã có những kỹ sư máy tính thực sự thông minh, có cả những nhà khoa học xuất sắc, nhưng điều chúng ta còn thiếu chính là tầng lớp ở giữa. Đó là những công nhân nhà máy có bằng tốt nghiệp phổ thông, có thể làm những phép toán đơn giản, những người thợ có tay nghề cao hay những công nhân xây dựng có thể xây đường sá cầu cống”, Rajan nói. “Hiện đã có không ít người như vậy nhưng chừng đó là chưa đủ”.

Thủ tướng Narendra Modi đang chạy đua với thời gian để thay đổi điều này. Ông đã bổ nhiệm một Bộ trưởng mới phụ trách vấn đề kỹ năng cho người lao động, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2022 phải đào tạo được 400 triệu công nhân có tay nghề cao.

Một vấn đề khác của Ấn Độ là khi nào và liệu nước này đã sẵn sàng chuyển đổi toàn bộ khu vực việc làm phi chính thức hay không. Hiện khu vực này đang tuyển dụng hơn 90% lực lượng lao động, cao nhất trên thế giới. Nếu tận dụng được khu vực việc làm phi chính thức, Chính phủ Ấn Độ sẽ thu được nhiều thuế hơn và số thuế này lại được đầu tư vào giáo dục, nâng cao chất lượng người lao đông.

Trở về

Bài cùng chuyên mục